Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức học kì I (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Công trình kiến trúc Ăng- co Vát nằm ở quốc gia nào?
A. Cam-pu-chia.
B. Việt Nam.
C. Lào.
D. In- đô-nê- xi- a.
Câu 2: Thạt Luổng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nước nào ?
A. Sing- ga- po.
B. Mi- an- ma.
C. Thái Lan.
D. Lào.
Câu 3: Thời kỳ Ăng-co là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nước nào?
A. Mi-an-ma.
B. Cam-pu-chia.
C. Thái Lan.
D. Lào.
Câu 4: Chính sách về kinh tế dưới thời Đường là?
A. Thi hành chính sách tô thuế nặng nề.
B. Thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế.
C. Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
D. Đáp án A và B
Câu 5: Chủ nhân đầu tiên của người Lào là:
A. Người Lào Lùm.
B. Người Khơ-me.
C. Người Mông Cổ.
D. Người Lào Thơng.
Câu 6: Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt.
B. Đại Ngu.
C. Đại Nam.
D. Đại Cồ Việt.
Câu 7: Ai là người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân?
A. Lê Hoàn.
B. Đinh Bộ Lĩnh.
C. Khúc Thừa Dụ.
D. Ngô Quyền.
Câu 8: Nhà Đường dùng biện pháp nào để tuyển chọn nhân tài?
A. Mở trường học cho con em quan lại.
B. Đặt các khoa thi để tuyển chọn người tài.
C. Vua trực tiếp tuyển chọn.
D. Các quan đại thần tiến cử người tài cho triều đình.
Câu 9: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi
A. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
B. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
C. quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.
D. Lê Hoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.
Câu 10: Vị vua nào đã thống nhất lãnh thổ, mở ra thời kì Ăng-co ở Ca-pu-chia?
A. Giay-a-vác-man III.
B. Giay-a-vác-man II.
C. Giay-a-vác-man I.
D. Giay-a-vác-man IV.
Câu 11: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, các nhà sư rất được triều đình trọng dụng, vì
A. nho giáo và Đạo giáo bị nhà nước hạn chế phát triển trong xã hội.
B. quan lại chưa có nhiều, trình độ học vấn thấp.
C. đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng, các nhà sư có học vấn uyên bác.
D. các nhà sư và nhà chùa đều có thế lực về kinh tế rất lớn.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được tình trạng “loạn 12 sứ quân”?
A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
B. Được sự giúp đỡ của nhà Tống.
C. Liên kết với các sứ quân khác.
D. Được nhân dân nhiều địa phương ủng hộ.
Câu 13: Trong các thế kỉ XV-XVII, vương quốc Lào
A. bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng.
B. lâm vào suy thoái và khủng hoảng.
C. thường xuyên đi xâm lược nước khác.
D. bị Trung Quốc xâm lược và cai trị.
Câu 14: Ai là người đã có công dẹp “Loạn 12 sứ quân”?
A. Lí Công Uẩn.
B. Ngô Quyền.
C. Lê Hoàn.
D. Đinh Bộ Lĩnh.
Câu 15: Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?
A. Phong Châu.
B. Cổ Loa.
C. Hoa Lư.
D. Phú Xuân.
Câu 16: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là
A. Đại Cồ Việt.
B. Vạn Xuân.
C. Đại Việt.
D. Đại Nam.
Câu 17: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là
A. Vạn Thắng Vương.
B. Bố Cái Đại Vương.
C. Đông Định Vương.
D. Bắc Bình Vương.
Câu 18: Về đối ngoại, Vương quốc lan Xang luôn
A. gây chiến tranh, xâm lấn lãnh thổ của Đại Việt.
B. gây chiến tranh xâm lược với các nước láng giềng.
C. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.
D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Miến Điện.
Câu 19: Các vị vua thời kì Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài thông qua việc
A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.
B. thần phục, cống nạp sản vật quý cho Lan Xang.
C. tấn công quân sự, gây chiến tranh xâm lược.
D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Phù Nam.
Câu 20: Sự kiện nào đã chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713.
B. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
C. Khởi nghĩa Lí Bí năm 542.
D. Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248
Câu 21: Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?
A. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.
B. Vương quốc Đông Gốt.
C. Vương quốc Phơ-răng.
D. Vương quốc Tây Gốt.
Câu 22: “Con đường tơ lụa” là những tuyến đường giao thương kết nối giữa
A. Trung Quốc và Việt Nam.
B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. các nước Đông Nam Á với phương Tây.
D. phương Đông và phương Tây.
Câu 23: Tác phẩm nào dưới đây được xếp vào Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc thời phong kiến?
A. Kim Vân Kiều truyện (của Thanh Tâm Tài Nhân).
B. Tây sương kí (của Vương Thực Phủ).
C. Tam quốc diễn nghĩa (của La Quán Trung).
D. Tỳ bà hành (của Bạch Cư Dị).
Câu 24: Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN - thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều
A. Đê-li.
B. Hác-sa.
C. Gúp-ta.
D. Mô-gôn.
Câu 25: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?
A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...
C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.
Câu 26: Công trình kiến trúc nào là biểu tượng của Trung Quốc nhưng lại gắn liền với tên tuổi của một người Việt (Nguyễn An)?
A. Viên Minh viên.
B. Di hòa viên.
C. Vạn lí trường thành.
D. Tử Cấm Thành.
Câu 27: Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
B. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.
C. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
D. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.
Câu 28: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là
A. phường hội.
B. trang trại.
C. lãnh địa.
D. thành thị.
Câu 29: Từ thế kỉ XIII, các tôn giáo được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á là
A. Phật giáo tiểu thừa, Hồi giáo.
B. Đạo giáo, Phật giáo.
C. Phật giáo và Ki-tô giáo.
D. Đạo giáo, Hồi giáo.
Câu 30: Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là
A. Phật giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Hồi giáo.
D. Nho giáo.
Câu 31: Dưới thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là
A. thơ.
B. tiểu thuyết chương hồi.
C. văn biền ngẫu.
D. kinh kịch.
Câu 32: Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ
A. do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất.
B. nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía nam.
C. do nhu cầu liên kết lực lượng để kháng chiến chống ngoại xâm.
D. quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á.
Câu 33: Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ
A. doanh điền.
B. quân điền.
C. công điền.
D. tịch điền.
Câu 34: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?
A. Pơ-tô-lô-mê (Hy Lạp).
B. G. Bru-nô (I-ta-li-a).
C. N. Cô-péc-ních (Ba Lan).
D. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a).
Câu 35: Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại nào?
A. Nhà Thanh.
B. Nhà Đường.
C. Nhà Hán.
D. Nhà Nguyên.
Câu 36: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do giai cấp tư sản muốn
A. thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã.
B. giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế.
C. dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến.
D. có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội.
Câu 37: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn M. Xéc-van-téc là
A. tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”.
B. tiểu thuyết “Đôn-ki-hô-tê”.
C. tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.
D. tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”.
Câu 38: Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh - Thanh là: xuất hiện
A. nhiều nhà máy sản xuất lớn, áp dụng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
B. nhiều xưởng thủ công lớn có trình độ chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công.
C. những người thợ làm thuê lấy tiền công trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy,…
D. các ngân hàng thương mại lớn, nhiều thương cảng sầm uất.
Câu 39: Đặc điểm nổi bật về kiến trúc Ấn Độ là
A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.
B. các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch.
C. các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gỗ.
D. tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây.
Câu 40: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là
A. trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp.
B. các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu.
C. phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu.
D. cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức học kì I
Bình luận