Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ngành nào thuộc ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  • A. Triết học
  • B. Toán học
  • C. Kiến trúc
  • D. Khảo cổ học

Câu 2: Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì ?

  • A. Đảm bảo tính nguyên trạng, "Yếu tố gốc cấu thành di tích", "tính xác thực", "tính toàn vẹn", "giá trị nổi bật"
  • B. Đảm bảo tính nguyên trạng, "giá trị nổi bật", mà di tích lịch sử-văn hóa vốn có
  • C. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp
  • D. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ

Câu 3: Sử học có vai trò gì với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  • A. Lịch sử còn là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống. 
  • B. Lịch sử giúp cho các nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước, kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước. 
  • C. Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ (chính trị, quân sự, kinh tế…)
  • D. Sử học là bộ môn khoa học có tính liên ngành

Câu 4: Ngành công nghiệp văn hóa nào sau đây cần thiết phải sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển?

  • A. Xuất bản
  • B. Quảng cáo
  • C. Thủ công mĩ nghệ
  • D. Du lịch văn hóa

Câu 5: Việc tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp cho

  • A. Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó hiểu rõ vấn đề đã từng được các nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết
  • B. Giúp các nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước
  • C. Các nhà khoa học đi sau kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm ngành nào sau đây?

  • A. Du lịch văn hóa
  • B. Công nghệ thông tin
  • C. Sinh học
  • D. Y khoa

Câu 7:  Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?

  • A. Thực tại ảo
  • B. Công nghệ viễn thám
  • C. Sinh học
  • D. Trí tuệ nhân tạo

Câu 8: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên góp phần:

  • A. Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng
  • B. Bảo tồn nhiều loại động, thực vật quý hiếm
  • C. Phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9:  Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?

  • A. Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị
  • B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công tác xã hội
  • C. Chính trị học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Xã hội học
  • D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học

Câu 10: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

  • A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin
  • B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế
  • C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy
  • D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt

Câu 11:   Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ (sự ra đời, tiến trình phát triển, đặc điểm của ngành,...) có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?

  • A. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế
  • B. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học
  • C. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành
  • D. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế

Câu 12: Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?

  • A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác
  • B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản
  • C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản
  • D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản

Câu 13: Sự kiện lịch sử nào được phản ánh thông qua Hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái (thế kỉ XVIII)?

  • A. Quân Tây Sơn tắn công ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh
  • B. Lê Chiêu Thống cầu viện nước ngoài chống lại quân Tây Sơn
  • C. Quân Tây Sơn đánh thắng trận Ngọc Hồi, rồi tiến vào giải phóng Thăng Long; quân giặc phải rút chạy
  • D. Phong trào nông dân Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

Câu 14: Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?

  • A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học
  • B. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học
  • C. Quảng bá, lan tỏa rộng rãi những tri thức, giá trị lịch sử dưới nhiều hình thức
  • D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất cho công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử

Câu 15: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trong nghiên cứu Sử học giúp nhận thức được đặc điểm nào dưới đây của con người trong quá trình vận động và phát triển của xã hội?

  • A. Sự sáng tạo
  • B. Tính kỉ luật
  • C. Tính cộng đồng
  • D. Sự liên kết

Câu 16: Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là

  • A. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản
  • B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ
  • C. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu
  • D. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản

Câu 17: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  • A. Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của Sử học
  • B. Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ
  • C. Sử học xem xét, làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào
  • D. Sử học đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?

  • A. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài
  • B. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch
  • C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch
  • D. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững

Câu 19: Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn có mối quan hệ thế nào?

  • A. Sử học chi phối, quyết định sự phát triển của các ngành khoa học xã hội, nhân văn
  • B. Các ngành khoa học xã hội, nhân văn chi phối, quyết định sự phát triển của Sử học
  • C. Đó là mối quan hệ tương tác hai chiều
  • D. Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn phát triển độc lập với nhau

Câu 20: Các địa danh: Phố cổ Hà Nội, Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),... có điểm chung gì?

  • A. Có sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hoá, cảnh quan
  • B. Có dân số đông, thuận lợi cho hoạt động kinh tế và du lịch
  • C. Có cảnh quan hiện đại, đặc sắc
  • D. Có nhiều địa điểm giải trí

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác