Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 2 Tri thức lịch sử và cuộc sống (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 2 Tri thức lịch sử và cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lịch sử cung cấp cho con người:

  • A. Hiểu biết về quá khứ, hiện tại và tương lai
  • B. Những thông tin về quá khứ của chính con người và xã hội loài người
  • C. Những thông tin về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử
  • D. Nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ

Câu 2: Tại sao phải học tập, khám phá lịch sử suốt đời?

  • A. Hiểu được kinh nghiệm, rút ra bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, tránh được sai lầm
  • B. Hội nhập với các cộng đồng, các nước khác trong khu vực và thế giới
  • C. Nguồn cảm hứng sáng tạo trong ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch,… mang lại cơ hội nghề nghiệp mới
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3:  Thu thập sử liệu được hiểu là

  • A. quá trình tập hợp, tìm kiếm tài liệu tham khảo về đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
  • B. quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
  • C. một khẩu của quá trình thẩm định sử liệu.
  • D. công đoạn cuối cùng của nghiên cứu lịch sử

Câu 4: Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?

  • A. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ cho con người.
  • B. Cho biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật.
  • C. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
  • D. Trực tiếp làm biến đổi cuộc sống xã hội của con người.

Câu 5: Tìm hiểu về cội nguồn là

  • A. Nhu cầu bắt buộc của con người
  • B. Nhu cầu của thiên nhiên
  • C. Nhu cầu tự thân của con người
  • D. Nhu cầu của tương lai

Câu 6: “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 101). Nhận định trên đề cập đến ý nghĩa nào sau đây của tri thức lịch sử?

  • A. Góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
  • B. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của dân tộc
  • C. Giúp con người đúc kết bài học kinh nghiệm từ quá khứ cho hiện tại
  • D. Giúp con người dự báo chính xác về những sự kiện trong tương lai

Câu 7:  Ý nghĩa của lịch sử đối với mỗi cộng đồng , dân tộc là

  • A. Hiểu bản chất, quy luật của “bánh xe” lịch sử
  • B. Dùng lịch sử để làm gương răn cho đời sau
  • C. Tạo nên ý thức dân tộc và bản sấc văn hóa cộng đồng dân tộc
  • D. Hiểu nguồn gốc, lịch sử của dân tộc, cộng đồng mình

Câu 8: “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm

  • A. đúng, vì chỉ học sinh và sinh viên mới cần học tập lịch sử
  • B. đúng, vì đây là môn học bắt buộc ở trường phổ thông và đại học
  • C. sai, vì học tập và tìm hiểu lịch sử chỉ dành cho các nhà sử học
  • D. sai, vì tất cả mọi người đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử

Câu 9:  Kim tự tháp là di sản tiêu biểu của

  • A. Ai Cập
  • B. Nam Phi
  • C. Ấn Độ
  • D. Thái Lan

Câu 10: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường bắt gặp lịch sử ở đâu?

  • A. Ở khu di tích lịch sử, bảo tàng, nhân vật lịch sử
  • B. Ở khắp mọi nơi, trên mỗi nếp nhà, nẻo đường, con phố, bản làng, quảng trường,…
  • C. Trong sách vở, công trình nghiên cứu khoa học lịch sử
  • D. Lịch sử không xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày

Câu 11: Học tập và tìm hiểu lịch sử đưa lại cho ta

  • A. Sáng tạo trong văn hóa
  • B. Cơ hội nghề nghiệp thú vị
  • C. Kinh nghiệm
  • D. Tất cả phương án trên

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lịch sử của ngôi trường mà em đang học?

  • A. Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường.
  • B. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường.
  • C. Những thế hệ học sinh đầu tiên của trường.
  • D. Định hướng phát triển của trường trong tương lai.

Câu 13: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là

  • A. toàn bộ quá khứ của loài người
  • B. lịch sử máy tính
  • C. quá trình hình thành của Trái Đất
  • D. sự sống của các sinh vật trên Trái Đất

Câu 14: Để làm giàu tri thức lịch sử, việc thu thập, xử lí thông tin và sử liệu cần tiến hành theo quy trình nào sau đây?

  • A. Lập thư mục => sưu tầm sử liệu => chọn lọc, phân loại sử liệu => Xác minh, đánh giá sử liệu
  • B. Xác minh, đánh giá sử liệu => lập thư mục => chọn lọc, phân loại sử liệu => sưu tầm sử liệu
  • C. Chọn lọc, phân loại sử liệu => sưu tầm sử liệu => xác minh, đánh giá sử liệu => lập thư mục
  • D. Sưu tầm sử liệu => chọn lọc, phân loại sử liệu => xác minh, đánh giá sử liệu => lập thư mục

Câu 15: Tại sao phải hoc tập, khám phá lịch sử suốt đời?

  • A. Hiểu được kinh nghiệm, rút ra bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, tránh được sai lầm
  • B. Hội nhập với các cộng đồng, các nước khác trong khu vực và thế giới
  • C. Nguồn cảm hứng sáng tạo trong ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch,…mang lại cơ hội nghề nghiệp mới
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 16: Tri thức lịch sử mang đặc điểm nào sau đây?

  • A. Rộng lớn và đa dạng
  • B. Không bao giờ biến đổi
  • C. Chỉ mang tính chủ quan
  • D. Chỉ mang tính khách quan

Câu 17: Tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu, phục dựng lịch sử? 

  • A. vì lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người
  • B. Vì hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?

  • A. Đọc sách lịch sử
  • B. Tham quan di tích lịch sử
  • C. Xem phim khoa học viễn tưởng
  • D. Nghe các bài hát có nội dung về lịch sử

Câu 19: Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền không tôn vinh đức tính nào của nhà sử học?

  • A. Trung thực
  • B. Tông trọng sự thật
  • C.  Phê phán chế độ phong kiến
  • D. Ngay thẳng

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?

  • A. Gửi gắm trong sử thi
  • B. Khắc họa trên vách đá
  • C. Thực hành nghi lễ truyền thống
  • D. Dựng các bộ phim khoa học viễn tưởng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác