Trắc nghiệm KTPL 10 kết nối bài 13 Thực hiện pháp luật
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 bài 13 Thực hiện pháp luật sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1:Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Ban hành pháp luật.
B. Thực hiện pháp luật.
- C. Xây dựng pháp luật.
- D. Phổ biến pháp luật.
Câu 2: Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 3: Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật
- A. Quy định phải làm.
B. Cho phép làm.
- C. Quy định cấm làm.
- D. Không cho phép làm.
Câu 4:Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 5:Phát hiện X đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an giao thông đã yêu cầu X dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã
- A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
- D. Thi hành pháp luật.
Câu 6:Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã
- A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Sử dụng pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 7:Chị B sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị B đã
- A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Thi hành pháp luật.
Câu 8: Y sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. Y đã không
A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Sử dụng pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Thi hành pháp luật.
Câu 9: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?
A. Bốn hình thức.
- B. Ba hình thức.
- C. Hai hình thức.
- D. Một hình thức.
Câu 10: Hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm được gọi là gì?
A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Sử dụng pháp luật.
Câu 11: Thực hiện pháp luật là gì?
- A. Là quá trình thông qua những điều luật mới hoặc loại bỏ những điều luật cũ, không phù hợp của cơ quan luật pháp Quốc hội.
B. Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Tuân thủ pháp luật là gì?
- A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.
- B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
- C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật hợp thức hoá các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
D. Cả A và B.
Câu 13: Thi hành pháp luật là gì?
A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
- B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật hợp thức hoá các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
- C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan chức năng thực hiện quyền lực được Nhà nước uỷ quyền để điều tra, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật.
- D. Cả A và C.
Câu 14: Áp dụng pháp luật là gì?
- A. Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật.
- C. Là việc các cơ quan chức năng áp dụng những điều luật quy định để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong xã hội. Nó cũng chỉ việc áp dụng kiến thức pháp luật vào làm bài tập của học sinh.
D. Là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Câu 15: Áp dụng pháp luật có đặc điểm gì?
- A. Mang tính quyền lực nhà nước.
- B. Được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- C. Theo nguyên tắc cá biệt hoá các quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Chủ thể nào trong các thông tin sau thực hiện không đúng pháp luật?
- A. Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- B. Ông B khiếu nại quyết định thu hỏi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình minh.
- C. Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng kinh doanh các mặt hàng có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh.
D. Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lí do cụ thể
Câu 17: Chủ thể chưa tự giác thực hiện pháp luật trong các trường hợp sau?
- A. Khi 17 tuổi, A chủ động đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự ngay đợt đầu và sẵn sàng nhập ngũ khi có giấy thông báo gọi nhập ngũ.
- B. Gia đình T kinh doanh cửa hàng tạp hoá và luôn chủ động nộp thuế đứng kì hạn.
C. Công ty kinh doanh nông sản do anh H làm giám đốc thường xuyên bị nhắc nhở việc chậm nộp thuế.
- D. K báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng.
Câu 18: “Cứ sáng chủ nhật hằng tuần, nhân dân ở tổ dân phố K lại tập trung làm vệ sinh đường phố.” Việc làm của nhân dân ở tố dân phố K là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật
- B. Sử dụng pháp luật
- C. Áp dụng pháp luật
- D. Tuân thủ pháp luật
Câu 19: “Một số học sinh nam lớp 12 Trường Trung học phổ thông H xin nghỉ một buổi học để đi đăng kí nghĩa vụ quân sự ở địa phương.” Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật
- B. Sử dụng pháp luật
- C. Áp dụng pháp luật
- D. Tuân thủ pháp luật
Câu 20: “Cơ sở sản xuất bản G xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh. Cảnh sát môi trường đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính.” Việc xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
- A. Thi hành pháp luật
- B. Sử dụng pháp luật
C. Áp dụng pháp luật
- D. Tuân thủ pháp luật
Xem toàn bộ: Giải bài 13 Thực hiện pháp luật
Bình luận