Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 5 chân trời Ôn tập chủ đề 4: Vi khuẩn (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 4: Vi khuẩn (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vi khuẩn có thể sinh sống ở đâu?

  • A. Ở những nơi có môi trường nóng và khô
  • B. Chỉ ở môi trường nước
  • C. Ở các môi trường ẩm ướt và có thức ăn
  • D. Chỉ ở môi trường không khí

Câu 2: Một đặc điểm của vi khuẩn là:

  • A. Không có khả năng sinh sản
  • B. Chúng có kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường
  • C. Vi khuẩn có cấu trúc tế bào đơn giản, không có nhân
  • D. Chúng luôn sống trong môi trường nước

Câu 3: Vi khuẩn được phân loại thành những nhóm nào theo hình dạng?

  • A. Hình ngôi sao, hình tròn, hình ô van
  • B. Hình chóp, hình lục giác, hình kim
  • C. Hình tròn, hình vuông, hình thang
  • D. Hình cầu, hình que, hình xoắn

Câu 4: Vi khuẩn trong hình dưới đây có hình dạng gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hình tròn.
  • B. Hình cầu.
  • C. Hình xoắn.
  • D. Hình que. 

Câu 5: Nhiệt độ thích hợp để tạo môi trường cho vi khuẩn có ích khi trong quá trình làm sữa chua là ủ ấm hỗn hợp sữa ở nhiệt độ khoảng bao nhiêu?

  • A. 70 oC đến 100 oC.
  • B. 100 oC đến 150 oC.
  • C. 40 oC đến 50 oC.
  • D. 5 oC đến 20 oC.

Câu 6: Vi khuẩn nào có sẵn trong tự nhiên thường được sử dụng trong chế biến rau, củ, quả?

  • A. Vi khuẩn shigella.
  • B. Vi khuẩn bordetella pertussis.
  • C. Vi khuẩn streptococcus pyogenes.
  • D. Vi khuẩn lactic.

Câu 7: Vi khuẩn có ích giúp chế biến thực phẩm có vai trò gì trong việc lên men thực phẩm?

  • A. Chuyển hóa chất béo thành vitamin
  • B. Tạo ra chất độc hại để bảo quản thực phẩm
  • C. Tăng độ ngọt cho thực phẩm
  • D. Phân hủy carbohydrate thành axit lactic hoặc cồn

Câu 8: Quá trình lên men thực phẩm giúp gì cho sức khỏe con người?

  • A. Giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
  • B. Làm thực phẩm có mùi khó chịu
  • C. Làm giảm lượng vitamin trong thực phẩm
  • D. Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng

Câu 9: Thời gian muối dưa cải là

  • A. 2 đến 3 ngày.
  • B. 1 đến 2 ngày.
  • C. 5 đến 6 ngày.
  • D. 1 tuần. 

Câu 10: Dưa cải muối trong hình dưới đây được lên men ở ngày thứ mấy?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Ngày thứ 5.
  • B. Ngày thứ 7.
  • C. Ngày thứ 3.
  • D. Ngày thứ 1. 

Câu 11:Cho các hình dưới đây:

TRẮC NGHIỆM

a

TRẮC NGHIỆM

b

TRẮC NGHIỆM

c

TRẮC NGHIỆM

d

Sắp xếp các hình trên theo đúng thứ tự các bước làm sữa chua là

  • A. a TRẮC NGHIỆM d TRẮC NGHIỆM b TRẮC NGHIỆM c.
  • B. b TRẮC NGHIỆM c TRẮC NGHIỆM a TRẮC NGHIỆM d.
  • C. c TRẮC NGHIỆM b TRẮC NGHIỆM d TRẮC NGHIỆM a.
  • D. b TRẮC NGHIỆM c TRẮC NGHIỆM d TRẮC NGHIỆM a.

Câu 12: Chọn phát biểu sai.

  • A. Trong quá trình muối dưa cải, vi khuẩn có ích sẽ sử dụng những chất có trong nguyên liệu để lên men, tạo ra hương thơm và vị chua đặc trưng của món ăn.
  • B. Vi khuẩn lactic được sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm, giúp lượng vi-ta-min C trong rau, củ, quả ít bị hao hụt hơn so với cách bảo quản khác.
  • C. Ăn nhiều rau, củ, quả muối chua tốt cho các bệnh nhân tăng huyết áp và đau dạ dày bởi độ mặn và vị chua của sản phẩm.
  • D. Vi khuẩn lactic có vai trò cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hạn chế rối loạn tiêu hóa, ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Câu 13: Vi khuẩn sống ở nơi nào trong hình dưới đây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Trên bề mặt các đồ vật.
  • B. Thực phẩm.
  • C. Không khí. 
  • D. Trong đất. 

Câu 14: Chọn phát biểu đúng về vi khuẩn.

  • A. Vi khuẩn không thể có dạng hình que.
  • B. Vi khuẩn chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi.
  • C. Vi khuẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • D. Vi khuẩn có thể sống trong nước.

Câu 15:Cho các phát biểu dưới đây:

(1) Bệnh tả và bệnh lao phổi đều không nguy hiểm đến tính mạng con người nếu không được chữa trị kịp thời.

(2) Bệnh tả do vi khuẩn tả gây ra, lây truyền chủ yếu qua cơ quan hô hấp.

(3) Bệnh nhân bị bệnh lao phổi có triệu chứng ho kéo dài, đau ngực, mệt mỏi, sút cân,…

(4) Để phòng tránh một số bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng ta cần giữ gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4. 

Câu 16: Vi khuẩn trong hình dưới đây có hình dạng gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hình xoắn.
  • B. Hình thoi.
  • C. Hình cầu.
  • D. Hình que. 

Câu 17:Cho các phát biểu dưới đây:

(1) Để phòng tránh một số bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng ta cần ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh.

(2) Bệnh nhân bị bệnh tả có biểu hiện đầy bụng, sôi bụng, nôn và tiêu chảy nhiều lần, liên tục dẫn đến mất nước, mệt lả,..

(3) Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao gây ra, lây truyền chủ yếu qua cơ quan tuần hoàn.

(4) Thức ăn bị vật trung gian như ruồi nhặng mang vi khuẩn tả đậu vào có thể gây bệnh tả ở người.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?

  • A. 4. 
  • B. 2.
  • C. 1.
  • D. 3. 

Câu 18: Vi khuẩn trong hình dưới đây có hình dạng gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hình thoi.
  • B. Hình cầu.
  • C. Hình xoắn.
  • D. Hình que. 

Câu 19: Vi khuẩn sống ở nơi nào trong hình dưới đây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Không khí. 
  • B. Đất. 
  • C. Nước. 
  • D. Thực phẩm. 

Câu 20: Vi khuẩn sống ở nơi nào trong hình dưới đây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Không khí.
  • B. Thực phẩm.
  • C. Nước.
  • D. Đất. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác