Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 chủ đề 4: Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 bản 2 chân trời sáng tạo chủ đề 4: Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biện pháp sản xuất phù hợp để phát triển kinh tế gia đình là:

  • A. Bán hàng tạp hóa.
  • B. Chăn nuôi gia cầm, trồng rau quả.
  • C. Bán hàng tạp hóa.
  • D. Cho thuê truyện, sách. 

Câu 2: Biện pháp kinh doanh phù hợp để phát triển kinh tế gia đình là:

  • A. Bán hàng ăn.
  • B. Làm đồ thủ công.
  • C. Cho thuê trang phục để chụp ảnh.
  • D. Chăn nuôi gia cầm. 

Câu 3: Đâu không phải là một trong những công cụ quản lí thời gian?

  • A. Phiếu nhắc việc.
  • B. Lịch bàn. 
  • C. Thời gian biểu. 
  • D. Biểu đồ.

Câu 4: Việc làm giúp tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học trong gia đình của em là:

  • A. Thực hiện các công việc theo cảm xúc, tùy hứng.
  • B. Ưu tiên công việc và học tập lên hàng đầu sau đó mới giải quyết các công việc cần thiết khác.
  • C. Trẻ em chỉ nên tập trung vào việc học, không cần làm việc nhà.
  • D. Khuyến khích các thành viên tham gia hoạt động lao động của gia đình.

Câu 5: Cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học là:

  • A. Ưu tiên những việc khẩn cấp, quan trọng cần làm trước.
  • B. Cố gắng hoàn thành tất cả các công việc cùng một lúc.
  • C. Ghi nhớ trong đầu những công việc cần làm.
  • D. Ưu tiên các công việc của người lớn trước các công việc của con cái. 

Câu 6: Cách xây dựng ngân sách cá nhân là:

  • A. Theo dõi quá trình chi tiêu không nhất quán, không thường xuyên.
  • B. Không cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. 
  • C. Phân bổ ngân sách hợp lí cho các khoản chi thường xuyên (ăn uống, học tập), chi phí phát sinh (cho, tặng) và chi tiết kiệm. 
  • D. Không nắm rõ các khoản chi tiêu hàng tháng. 

Câu 7: Đâu không phải là cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học?

  • A. Liệt kê các công việc cần làm.
  • B. Hoàn thành tất cả các công việc cùng một lúc. 
  • C. Tổ chức các bước thực hiện mỗi công việc sao cho hiệu quả.
  • D. Sắp xếp các công việc theo một trình tự hợp lí. 

Câu 8: Đâu không phải là cách xây dựng ngân sách cá nhân?

  • A. Không cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. 
  • B. Lập danh sách các khoản thu, chi hàng tháng.
  • C. Phân bổ ngân sách hợp lí cho các khoản chi thường xuyên (ăn uống, học tập), chi phát sinh (cho, tặng) và chi tiết kiệm.
  • D. Theo dõi thường xuyên và điều chỉnh việc chi tiêu cho phù hợp. 

Câu 9: Đâu không phải là biểu hiện của một gia đình hạnh phúc?

  • A. Các thành viên có trách nhiệm trong việc sắp xếp, thực hiện các công việc trong gia đình.
  • B. Mọi người quan tâm đến sở thích của các thành viên trong gia đình.
  • C. Các thành viên biết cách giải quyết khi bất đồng nảy sinh trên cơ sở đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau.
  • D. Bầu không khí trong gia đình thường xuyên nặng nề.

Câu 10: Đâu không phải là những lời nói, việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

  • A. Vô tâm khi người thân không vui hoặc cần sự giúp đỡ. 
  • B. Hỏi thăm về học tập và công việc. Chăm sóc khi người thân mệt, ốm.
  • C. Kể các câu chuyện vui vẻ, hài hước cho người thân nghe.
  • D. Nói lời khen ngợi, tặng quà chúc mừng cho người thân. 

Câu 11: Đâu không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa bản thân em với các thành viên trong gia đình?

  • A. Không thống nhất với anh chị em trong phân công việc nhà.
  • B. Không hài lòng với ý kiến của bố mẹ về việc kết bạn của mình.
  • C. Không hài lòng với anh chị em về thói quen sinh hoạt.
  • D. Không thống nhất về biện pháp phát triển kinh tế gia đình.

Câu 12: Đâu không phải là cách giải quyết bất đồng giữa bản thân em và các thành viên trong gia đình?

  • A. Xác định nguyên nhân dẫn đến bất đồng.
  • B. Chủ động giải thích để người thân hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân.
  • C. Không kiểm soát cảm xúc của bản thân trong lúc bất đồng. 
  • D. Đồng cảm, thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân. 

Câu 13: Đâu không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình là:

  • A. Cách giáo dục con cháu. 
  • B. Thói quen sinh hoạt. 
  • C. Việc dành thời gian trong gia đình. 
  • D. Thẳng thắn chia sẻ. 

Câu 14: Đâu không phải là việc làm giúp tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học trong gia đình?

  • A. Lập thời gian biểu để thực hiện các công việc.
  • B. Phân công công việc hợp lí giữa các thành viên trong gia đình.
  • C. Việc nhà là công việc của người lớn. Các con chỉ cần tập trung vào việc học tập. 
  • D. Cân đối thời gian giữa việc học tập, việc gia đình và các hoạt động khác. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác