Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 chủ đề 3: Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 bản 2 Chân trời sáng tạo chủ đề 3: Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?

  • A. Cú sốc tâm lí, ám ảnh không thể quên.
  • B. Gây ra sự tự ti, chán nản, trầm cảm,...
  • C. Gây ra vết thương về thể xác, thương tích, thương tật.
  • D. Gây ra sự phản kháng, nổi loạn của nạn nhân

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?

  • A. Do thiếu thốn tình thương của gia đình, thầy cô, bạn bè.
  • B. Do tiếp xúc, giao du với các bạn có xu hướng bạo lực.
  • C. Do chơi các trò chơi có nội dung bạo lực.
  • D. Do thiếu kĩ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về bạo lực học đường?

  • A. Người có hành vi gây bạo lực sẽ có thể chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách.
  • B. Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.
  • C. Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.
  • D. Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường, giữa những học sinh có sự quen biết và tiếp xúc hoặc có mâu thuẫn từ trước.

Câu 4: Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường em không nên làm gì?

  • A. Xây dựng mối quan hệ gắn bó với bạn học và nhà trường
  • B. Tuyên truyền cho bạn bè, gia đình về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường.
  • C. Tổng hợp lại các video, clip về hành vi bạo lực học đường để đăng lên mạng bằng những lời lẽ gay gắt.
  • D. Lên án, đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp với khả năng của bản thân.

Câu 5: Đâu không phải là một phương pháp đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt học đường? 

  • A. Quan sát và ghi chép. 
  • B. Khảo sát bằng bảng hỏi. 
  • C. Phỏng vấn. 
  • D. Lấy các báo cáo trên mạng. 

Câu 6: Theo em, hành vi  bắt nạt học đường là gì?

  • A. Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình. 
  • B. Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình. 
  • C. Dùng sức mạnh thể chất để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh.
  • D. Dùng sức mạnh tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh. 

Câu 7: Bản chất của hành vi bắt nạt học đường là gì? 

  • A. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi  tập thể lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
  • B. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
  • C. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân hoặc tập thể lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
  • D. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi công kích lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.

Câu 8:  Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?

  • A. Nhanh chóng rời khỏi nơi nguy hiểm và báo cáo sự việc với thầy cô.
  • B. Kêu cứu hoặc thu hút sự chú ý của các bạn khác và các thầy cô trong trường.
  • C. Cần chia sẻ, tâm sự với thầy cô, người thân để tìm cách giải quyết.
  • D. Âm thầm chịu đựng, giữ kín bí mật và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

Câu 9: Nguyên nhân chủ khách quan của bạo lực học đường là do: 

  • A. Do kết bạn, chơi cùng các bạn có xu hướng bạo lực.
  • B. Do thiếu sự giáo dục và quan tâm của gia đình.
  • C. Tác động tiêu cực của các trò chơi bạo lực.
  • D. Sự thay đổi và phát triển tâm lí lứa tuổi.

Câu 10: Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường?

  • A. K lấy sách của M rồi xé sách không cho M viết bài. 
  • B.Q mượn đồ dùng học tập của H mà không hỏi ý kiến H.
  • C. A nhìn lén và chép bài của K trong giờ kiểm tra.
  • D. T và N đi qua nhà ông M và lẻ vào trộm đồ của nhà ông H.

Câu 11: Chỉ ra kết quả khi tham gia hoạt động công ích ở trường trong trường hợp sau: 

Hôm nay nhà trường tổ chức hoạt động “Kế hoạch nhỏ” các bạn ai cũng vui và phấn khởi khi thu gom được rất nhiều các đồ dùng tái chế đến trường. Riêng chỉ có Duy là không có gì để đóng góp. Thấy Duy buồn bã các bạn trong lớp chia một phần đồ tái chế để Duy có đồ để nộp. 

  • A. Duy mở rộng được các mối quan hệ và thúc đẩy tình cảm với các bạn trong lớp. 
  • B. Duy phát triển được các kĩ năng giải quyết tình huống.  
  • C. Duy phát triển được kĩ năng giao tiếp.  
  • D. Duy lan tỏa được thông điệp yêu thương đến cả lớp. 

Câu 12: Thực hành cách giải quyết tình huống sau:

Tình huống: Hải là một bạn nhút nhát, ngại giao tiếp. Bạn thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc và có những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với bạn. 

  • A. Em sẽ thẳng thắn góp ý với các bạn trong lớp và chỉ cho các bạn biết đó là hành vi bắt nạt về mặt thể chất.
  • B. Em sẽ thẳng thắn góp ý với các bạn trong lớp và chỉ cho các bạn biết đó là hành vi bắt nạt về mặt tinh thần. 
  • C. Em sẽ thẳng thắn góp ý với các bạn trong lớp và chỉ cho các bạn biết đó là hành vi bị nhà trường nghiêm cấm. 
  • D. Em sẽ thẳng thắn góp ý với các bạn trong lớp và chỉ cho các bạn biết đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 13: Chỉ ra phương án giải quyết trong tình huống sau:

Tình huống: Trên đường đi học về em tình cờ bắt gặp một hội bạn đang có hành vi bạo lực với một bạn trong lớp em.

  • A. Gọi đến đường dây 113. 
  • B. Quay lại hành vi của các bạn. 
  • C. Chạy đến can ngăn các bạn. 
  • D. Em tìm tới sự giúp đỡ của những người lớn. 

Câu 14: Thực hành giải quyết tình huống sau:

Tình huống: Bố mẹ Lan mất sớm nên bạn ở cùng với bà. Vì gia đình khó khăn nên bạn thường xuyên sử dụng lại các đồ dùng đã cũ. Thấy vậy một số bạn trong lớp coi thường Lan, thường xuyên trêu chọc và cô lập bạn.

  • A. Lan nên chia sẻ với thầy cô để tìm được sự trợ giúp. 
  • B. Lan nên lập tức đáp trả lại các bạn khi bị trêu chọc, cô lập. 
  • C. Lan nên im lặng để mọi việc quan đi và giữ trong lòng. 
  • D. Lan nên chia sẻ với bà để bà bảo vệ mình. 

Câu 15: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Việc tổ chức các nhóm trực tiếp tư vấn bạo lực học đường tại trường giúp cho các em……………………….”.

  • A. cảm thấy được sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô, bạn bè. 
  • B. cảm thấy an tâm hơn khi tới trường. 
  • C. tìm được một nơi để có thể giãi bày, tâm sự khi gặp khó khăn trong cuộc sống. 
  • D. tìm thấy phương án giải quyết và bản vệ bản thân nhanh nhất. 

Câu 16: Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có hành vi xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị sẽ bị xử lí như thế nào?

  • A. Chịu sự khiển trách của nhà trường, trong trường hợp gây ra nguy hại nghiêm trọng cho nạn nhân có thể bị xử lí hành chính.
  • B. Có thể bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp gây ra hành vi nguy hại đến nạn nhân nghiêm trọng có thể bị xử lí hình sự.
  • C. Có thể bị xử lí hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp gây ra nguy hại nghiêm trọng cho nạn nhân có thể bị xử lí dân sự.
  • D. Do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật nên chỉ chịu sự khiển trách của nhà trường, đồng thời đền bù thiệt hại cho nạn nhân.

Câu 17: Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về tải sản, nhân phẩm, danh dự.
  • B. Quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
  • C. Quyền tự do ngôn luận,  quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
  • D. Quyền tự do dân chủ, quyền bất khả xâm hại về tính mạng và sức khỏe.

Câu 18: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: mang ý nghĩa gì?

  • A. Không nên chơi với bất kì ai.
  • B. Nên chơi với tất cả mọi người.
  • C. Chỉ nên chơi với người quen biết.
  • D. Cần lựa chọn người bạn để chơi cùng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác