Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 chủ đề 3: Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 bản 2 chân trời sáng tạo chủ đề 3: Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có hành vi xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị sẽ bị xử lí như thế nào?

  • A. Chịu sự khiển trách của nhà trường, trong trường hợp gây ra nguy hại nghiêm trọng cho nạn nhân có thể bị xử lí hành chính.
  • B. Có thể bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp gây ra hành vi nguy hại đến nạn nhân nghiêm trọng có thể bị xử lí hình sự.
  • C. Có thể bị xử lí hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp gây ra nguy hại nghiêm trọng cho nạn nhân có thể bị xử lí dân sự.
  • D. Do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật nên chỉ chịu sự khiển trách của nhà trường, đồng thời đền bù thiệt hại cho nạn nhân.

Câu 2: Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về tải sản, nhân phẩm, danh dự.
  • B. Quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
  • C. Quyền tự do ngôn luận,  quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
  • D. Quyền tự do dân chủ, quyền bất khả xâm hại về tính mạng và sức khỏe.

Câu 3: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: mang ý nghĩa gì?

  • A. Không nên chơi với bất kì ai.
  • B. Nên chơi với tất cả mọi người.
  • C. Chỉ nên chơi với người quen biết.
  • D. Cần lựa chọn người bạn để chơi cùng

Câu 4: Đâu không phải là một phương pháp đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt học đường? 

  • A. Quan sát và ghi chép. 
  • B. Khảo sát bằng bảng hỏi. 
  • C. Phỏng vấn. 
  • D. Lấy các báo cáo trên mạng. 

Câu 5: Đâu không được coi là hành vi bắt nạt học đường?

  • A. Chửi bới, lăng mạ, xúc phạm bạn học trước nhiều học sinh khác.
  • B. Nói xấu, chế giễu, xúc phạm bạn trên mạng xã hội.
  • C. Đề nghị bạn giúp đỡ mình lúc mình không hiểu bài.
  • D. Bắt bạn làm một việc nào đó như chép bài, làm bài nếu không sẽ bị đánh.

Câu 6: Đâu không phải là hoạt động công ích ở trường?

  • A. Dọn vệ sinh khu vực trong nhà trường. 
  • B. Vứt rác vào các bãi cỏ trên sân trường
  • C. Trang trí không gian lớp học xanh.
  • D. Trực nhật lớp. 

Câu 7: Đâu không phải là một sản phẩm thể hiện truyền thống nhà trường?

  • A. Ảnh chụp tập thể lớp. 
  • B. Đoạn phim ngắn về tình thầy trò.
  • C. Tranh vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường.
  • D. Tập thơ tri ân thầy cô. 

Câu 8: Theo em, hành vi  bắt nạt học đường là gì?

  • A. Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình. 
  • B. Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình. 
  • C. Dùng sức mạnh thể chất để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh.
  • D. Dùng sức mạnh tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh. 

Câu 9: Bản chất của hành vi bắt nạt học đường là gì? 

  • A. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi  tập thể lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
  • B. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
  • C. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân hoặc tập thể  lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
  • D. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi công kích lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.

Câu 10:  Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?

  • A. Nhanh chóng rời khỏi nơi nguy hiểm và báo cáo sự việc với thầy cô.
  • B. Kêu cứu hoặc thu hút sự chú ý của các bạn khác và các thầy cô trong trường.
  • C. Cần chia sẻ, tâm sự với thầy cô, người thân để tìm cách giải quyết.
  • D. Âm thầm chịu đựng, giữ kín bí mật và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

Câu 11: Nguyên nhân chủ khách quan của bạo lực học đường là do: 

  • A. Do kết bạn, chơi cùng các bạn có xu hướng bạo lực.
  • B. Do thiếu sự giáo dục và quan tâm của gia đình.
  • C. Tác động tiêu cực của các trò chơi bạo lực.
  • D. Sự thay đổi và phát triển tâm lí lứa tuổi.

Câu 12: Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường?

  • A. K lấy sách của M rồi xé sách không cho M viết bài. 
  • B.Q mượn đồ dùng học tập của H mà không hỏi ý kiến H.
  • C. A nhìn lén và chép bài của K trong giờ kiểm tra.
  • D. T và N đi qua nhà ông M và lẻ vào trộm đồ của nhà ông H.

Câu 13: Những học sinh bị bắt nạt thường có:

  • A. Thể trạng trung bình, có đủ sức chống lại.
  • B. Thể trạng bình thường, vẫn có khả năng chống đỡ.
  • C. Thể trạng nhỏ bé, yếu ớt không đủ sức chống lại.
  • D. Thể trạng nhỏ bé, đủ sức chống lại.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác