Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 11 bài 41: Phenol

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 41: Phenol. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hãy chọn các câu phát biểu đúng về phenol?

  1. Phenol là hợp chất có vòng benzen và có nhóm -OH
  2. Phenol là hợp chất chứa một hoặc nhiều nhóm hidroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với vòng benzen
  3. Phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic
  4. Phenol tan vô hạn trong nước lạnh
  5. Phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natri phenolat
  • A. 1, 2, 3, 5
  • B. 1, 2, 5
  • C. 2, 3, 5
  • D. 2, 3, 4

Câu 2: Trong công nghiệp, phenol được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

  • A. Từ nguyên liệu ban đầu là benzen điều chế ra phenol
  • B. Nhựa than đá cho tác dụng với dung dịch kiềm rồi sục CO$_{2}$ vào dung dịch, tách lấy phenol
  • C. Tiến hành oxi hóa cumen thu sản phẩm là phenol
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Trong số các đồng phân là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C$_{8}$H$_{10}$O, có bao nhiêu đồng phân (X) thỏa mãn điều kiện: 

           X $\overset{-H_{2}O}{\rightarrow}$ Y $\overset{TH}{\rightarrow}$ polistriren (PS)

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 4: Cho hợp chất X có công thức phân tử C$_{6}$H$_{6}$O$_{2}$. Biết X tác dụng với dung dịch KOH theo tỉ lệ mol 1: 2. Số đồng phân cấu tạo của X là: 

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 2

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là đúng?

  • A. 2C$_{4}$H$_{5}$ONa + CO$_{2}$ + H$_{2}$O $\rightarrow $ 2C$_{6}$H$_{5}$OH + Na$_{2}$CO$_{3}$
  • B. C$_{6}$H$_{5}$OH + HCl $\rightarrow $ C$_{6}$H$_{5}$Cl + H$_{2}$O
  • C. C$_{6}$H$_{5}$OH + NaOH $\rightarrow $ C$_{6}$H$_{5}$ONa + H$_{2}$O
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Phenol tác dụng được với dung dịch nước brom là do: 

  • A. Nhóm -OH hút electron
  • B. Cặp electron tự do trên oxi liên hợp vào nhân thơm làm giàu mật độ electron ở các vị trí ortho và para
  • C. Phenol là một axit hay còn gọi là axit phenic
  • D. Nhóm -OH thể hiện tính bazo

Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 

                                    X $\rightarrow $ Y $\rightarrow $ C$_{6}$H$_{5}$Cl $\rightarrow $ Z $\rightarrow $ axit piric ( 2,4,6- trinitrophenol)

X, Y , Z thỏa mãn sơ đồ trên là các chất nào?

  • A. C$_{6}$H$_{12}$, C$_{6}$H$_{6}$, C$_{6}$H$_{5}$OH
  • B. C$_{8}$H$_{18}$, C$_{6}$H$_{6}$, CH$_{6}$H$_{5}$OH
  • C. C$_{2}$H$_{2}$, C$_{6}$H$_{6}$, C$_{6}$H$_{5}$OH
  • D. C$_{2}$H$_{4}$, C$_{4}$H$_{6}$, C$_{4}$H$_{10}$

Câu 8: Hợp chất Y là dẫn xuất chứa oxi của benzen, khối lượng phân tử của Y bằng 94 đvC. Cho biết CTCT của Y

  • A. Ancol benzylic
  • B. Phenol
  • C. $p$-Crezol
  • D. Natriphenolat

Câu 9: Chọn phản ứng sai: 

  • A. Phenol + dung dịch Br$_{2}$ $\rightarrow $ axit piric + HBr
  • B. Ancol benzylic + CuO $\overset{t^{\circ}C}{\rightarrow}$  andehit benzoic + Cu+ H$_{2}$O
  • C. Propan-2-ol + CuO $\overset{t^{\circ}C}{\rightarrow}$ axeton + Cu+ H$_{2}$O
  • D. Etylenglicol + Cu(OH)$_{2}$ $\rightarrow $ dung dịch màu xanh thẫm + H$_{2}$O

Câu 10: Cho 31 gam hỗn hợp 2 phenol X và Y liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của phenol đơn chức tác dụng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M. X và Y có công thức phân tử là: 

  • A. C$_{6}$H$_{5}$OH, C$_{2}$H$_{5}$C$_{6}$H$_{4}$OH
  • B. C$_{6}$H$_{5}$OH, CH$_{3}$C$_{6}$H$_{4}$OH
  • C. CH$_{3}$C$_{6}$H$_{4}$OH, C$_{2}$H$_{5}$C$_{6}$H$_{4}$OH
  • D. Cả ba đáp án đều sai

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Phenol có phản ứng este hóa tương tự ancol
  2. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol
  3. Tính axit của phenol yếu hơn H$_{2}$CO$_{3}$
  4. Phenol trong nước cho môi trường axit yếu, quỳ tím hóa đỏ
  • A. 1, 2
  • B. 2, 3
  • C. 3, 1
  • D. 1, 2, 3, 4

Câu 12: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen, có công thức phân tử C$_{7}$H$_{8}$O$_{2}$. Khi X phản ứng với Na dư, số mol H$_{2}$ thu được sau phản ứng bằng số mol X tham gia phản ứng. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1: 1. CTCT thu gọn của X là: 

  • A. C$_{6}$H$_{5}$CH(OH)$_{2}$
  • B. HOC$_{6}$H$_{4}$CH$_{2}$OH
  • C. CH$_{3}$C$_{6}$H$_{3}$(OH)$_{2}$
  • D. CH$_{3}$OC$_{6}$H$_{4}$OH

Câu 13: Hợp chất chứa vòng benzen có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố m$_{C}$: m$_{H}$: m$_{O}$= 21: 2: 8. Biết khi X đã phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hidro bằng số mol X đã phản ứng. Số đồng phân của X thỏa mãn các điều kiện trên là: 

  • A. 7
  • B. 9
  • C. 3
  • D. 10

Câu 14: Cho các chất: Phenol, Striren, Ancol benzylic. Thuốc thử duy nhất có thể phân biệt được ba chất lỏng đựng trong ba lọ mất nhãn là: 

  • A. Na
  • B. Dung dịch Brom
  • C. Dung dịch NaOH
  • D. Quỳ tím

Câu 15: Cho 0,94 gam phenol tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là: 

  • A. 40 ml
  • B. 20 ml
  • C. 30 ml
  • D. 10 ml

Câu 16: CTPT C$_{7}$H$_{8}$O có số đồng phân hình học là hợp chất thơm là: 

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 17: Người ta có thể điều chế phenol từ canxicacbua theo sơ đồ sau: 

CaC$_{2}$ $\rightarrow $ X $\rightarrow $ Y $\rightarrow $ Z $\rightarrow $ T $\rightarrow $ C$_{6}$H$_{5}$OH

Hãy chọn X, Y, Z, T phù hợp

  • A. X: C$_{2}$H$_{2}$;   Y: C$_{6}$H$_{6}$;    Z: C$_{6}$H$_{5}$Cl;    T: C$_{6}$H$_{5}$ONa
  • B. X:  C$_{2}$H$_{2}$;   Y: C$_{6}$H$_{6}$;    Z: C$_{6}$H$_{5}$-CH=CH$_{2}$,     T: C$_{6}$H$_{5}$ONa
  • C. X:  C$_{2}$H$_{2}$;   Y: C$_{4}$H$_{4}$;    Z: C$_{4}$H$_{14}$;    T: C$_{6}$H$_{5}$Cl
  • D. X:  C$_{2}$H$_{2}$;   Y: C$_{4}$H$_{4}$;    Z: C$_{6}$H$_{5}$Cl;    T: C$_{6}$H$_{5}$ONa

Câu 18: Một hỗn hợp gồm benzen và phenol khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là: 

  • A. 9,4 gam
  • B. 0,625 gam
  • C. 24,375 gam
  • D. 15,6 gam

Câu 19: Đung nóng 47 gam phenol với hỗn hợp 200 gam dung dịch HNO$_{3}$ 68% và 250 gam dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 96% ( hiệu suất H= 100%). Khối lượng axit piric thu được là: 

  • A. 110 gam
  • B. 114,5 gam
  • C. 112 gam
  • D. 115 gam

Câu 20: Khi cho phenol tác dụng với dung dịch brom dư thì thu được một dẫn xuất của phenol là 2,4,6-tribromphenol, trong môi trường này 2,4,6-tribromphenol là chất: 

  • A. lỏng, nhẹ hơn phenol
  • B. lỏng, nặng hơn phenol
  • C. rắn
  • D. rắn, rồi tan trong phenol dư

Câu 21: Benzen không phản ứng với dung dịch brom nhưng phenol làm mất màu nâu đỏ của dung dịch brom nhanh chóng vì lí do nào sau đây?

  • A. Phenol có tính axit
  • B. Tính axit của phenol yếu hơn cả axit cacbonic
  • C. Phenol là dung môi hữu cơ phân cực hơn benzen
  • D. Do ảnh hưởng của nhóm -OH, cả vị trí ortho và para trong phenol trở nên giàu điện tích âm, tạo điều kiện cho tác nhân Br$^{-}$ nhanh chóng tấn công

Câu 22: Sơ đồ nào sau đây dùng để điều chế p-bromphenol từ phenol?

  • A. 

  $\overset{dd Br_{2}}{\rightarrow}$      

  • B. 

 $\overset{dd Br_{2}, Fe, t^{\circ}}{\longrightarrow}$ 

  • C. 

 $\overset{dd Br_{2} dư}{\rightarrow}$   

  • D. 

    $\overset{Br_{2},ClCH_{2}-CH_{2}Cl/0^{\circ}}{\longrightarrow}$   

Câu 23: Cho hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol tác dụng với natri dư thu được hỗn hợp hai muối có khối lượng 30 gam. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với NaOH thì cần vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 2M. Phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X lần lượt là: 

  • A. 19,66% và 80,34%
  • B. 40% và 60$
  • C. 23,75% và 76,25%
  • D. 33,47% và 66,53%

Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng sau: 

                   C$_{6}$H$_{6}$ $\overset{+Cl_{2}( Fe, t^{\circ})}{\longrightarrow}$ X $\overset{+ NaOH(t^{\circ}_{cao}, P_{cao})}{\longrightarrow}$Y$\overset{+ HCl}{\longrightarrow}$ C$_{6}$H$_{5}$OH

Biết hiệu suất của các quá trình trên là 80%. Nếu lượng benzen đem dùng ban đầu là 2,34 kg thì khối lượng phenol thu được bằng bao nhiêu?

  • A. 2,82 kg
  • B. 2,256 kg
  • C. 3,525 kg
  • D. 1,525 kg

Câu 25: Phát biểu không đúng là: 

  • A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO$_{2}$, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat
  • B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol
  • C. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO$_{2}$ lại thu được axit axetic 
  • D. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác