Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 11 bài 2: Axit, bazơ, muối (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 2: Axit, bazơ, muối (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ dung dịch Na$_{2}$CO$_{3}$ vào dung dịch FeCl$_{3}$: 

  • A. Có kết tủa màu nâu đỏ
  • B. Có kết tủa màu lục nhạt và có bọt khí nổi lên
  • C. Có bọt khí nổi lên
  • D. Có kết tủa màu nâu đỏ và có bọt khí nổi lên

Câu 2: Cho 115, 0 gam hỗn hợp gồm ACO$_{3}$, B$_{2}$CO$_{3}$, R$_{2}$CO$_{3}$ tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 22,4 lít khí CO$_{2}$( đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là? 

  • A. 144,0g
  • B. 126,0g
  • C. 89,5g
  • D. 188,0g

Câu 3: Theo thuyết Bronstet thì phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Axit hoặc Bazo có thể là phân tử hoặc ion
  • B. Trong thành phần của axit có thể không có hidro
  • C. Trong thành phần của bazo phải có nhóm -OH
  • D. Trong thành phần của bazo có thể không có nhóm -OH

Câu 4: Để xác định một axit mạnh hay yếu người ta dựa vào: 

  • A. Độ ta của axit trong nước
  • B. Nồng độ của dung dịch axit
  • C Độ pH của axit 
  • D. Khả năng cho proton trong nước

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 0,1022 gam một muối ( kim loại hóa trị II) MCO$_{3}$ trong 20 ml dung dịch HC; 0,08M. Để trung hòa HCl dư cần 5,64 ml dung dịch NaOH có pH= 1. Vậy kim loại M là? 

  • A. Ca
  • B. Zn
  • C. Ba
  • D. Mg

Câu 6: Dung dịch X chứa các ion: Fe$^{3+}$; SO$_{4}^{2-}$; NH$^{+}$, Cl$^{-}$. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: 

- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa.

- Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl$_{2}$, thu được 4,66 gam kết tủa. 

Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là( quá trình cô cạn chỉ nước bay hơi)? 

  • A. 3,73g
  • B. 7,04g
  • C. 7,46g
  • D. 3,52g

Câu 7: Một dung dịch chứa 2 cation là Fe$^{2+}$ (0,1 mol) và Al$^{3+}$ (0,2 mol) và 2 anion là Cl$^{-}$ (x mol) và   

SO$_{4}^{2-}$ (y mol). Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9g chất rắn khan. Giá trị của x,y là? 

  • A. 0,1 và 0,2
  • B. 0,2 và 0,3
  • C. 0,3 và 0,2
  • D. 0,3 và 0,2

Câu 8: Cho dung dịch Ba(OH)$_{2}$ đến dư vào 50 ml dung dịch X có chứa các ion: NH$_{4}^{+}$; SO$_{4}^{2-}$; NO$_{3}^{-}$, thấy có 11,65 gam kết tủa được tạo ra và đun nóng thì thu được 4,48 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mỗi muối trong X là? 

  • A. (NH$_{4})_{2}$SO$_{4}$ 1M; NH$_{4}$NO$_{3}$ 2M
  • B.  (NH$_{4})_{2}$SO$_{4}$ 2M; NH$_{4}$NO$_{3}$ 1M
  • C.  (NH$_{4})_{2}$SO$_{4}$ 1M; NH$_{4}$NO$_{3}$ 1M
  • D.  (NH$_{4})_{2}$SO$_{4}$ 0,5M; NH$_{4}$NO$_{3}$ 2M

Câu 9: Khi cho dung dịch Na$_{2}$CO$_{3}$ vào dung dịch chứa các ion Ba$^{2+}$, Fe$^{3+}$, Al$^{3+}$, NO$_{3}^{-}$ thì thu được kết tủa là? 

  • A. Al(OH)$_{3}$; Fe(OH)$_{3}$
  • B. BaCO$_{3}$; Al(OH)$_{3}$; Fe(OH)$_{3}$
  • C. BaCO$_{3}$
  • D. BaCO$_{3}$; Fe$_{2}$(CO$_{3})_{2}$, Al$_{2}$(CO$_{3})_{2}$

Câu 10: Độ tan của MgSO$_{4}$ ở $20^{\circ}$C là 35g/100g H$_{2}$O. Độ tan của MgSO$_{4}$ ở $80^{\circ}$C là 60g/100g H$_{2}$O. Khi làm lạnh 800g dung dịch MgSO$_{4}$ bão hòa ở $80^{\circ}$C xuống $20^{\circ}$C thì khối lượng MgSO$_{4}$ bị kết tinh là? 

  • A. 125g
  • B. 207,5g
  • C. 92,5g
  • D. 300g

Câu 11: Dung dịch X có chứa các ion NH$^{+}$, Fe$^{2+}$, Fe$^{3+}$,NO$_{3}^{-}$. Để chứng minh sự có mặt của các ion trong X thì cần dùng các hóa chất nào sau đây? 

  • A. Dung dịch kiềm, giấy quỳ tím, H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, Cu
  • B. Dung dịch kiềm, giấy quỳ tím
  • C. Giấy quỳ tìm, H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, Cu
  • D. Dung dịch kiềm, giấy quỳ tím, H$_{2}$SO$_{4}$ đặc

Câu 12: Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH$_{3}$ thấy dung dịch chuyển màu hồng. Trường hợp nào sau đây làm cho dung dịch đậm lên? 

  • A. Đun nhẹ dung dịch
  • B. Cho vào dung dịch vài giọt HCl
  • C. Cho vào dung dịch vài giọt K$_{2}$CO$_{3}$
  • D. Cho vào dung dịch vài giọt dung dịch NH$_{4}$Cl

Câu 13: Trong số các chất sau đây, chất nào tạo được bazo liên hiệp mạnh nhất khi nó phản ứng như một axit?

  • A. H$_{2}$SO$_{4}$
  • B. H$_{3}$PO$_{4}$
  • C. H$_{2}$O
  • D. CH$_{3}$COOH

Câu 14: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaHSO$_{4}$ vào dung dịch hỗn hợp Na$_{2}$CO$_{3}$ và K$_{2}$CO$_{3}$? 

  • A. Không có hiện tượng gì
  • B. Có bọt khí thoát ra ngay
  • C. Có bọt khí thoát ra sau một thời gian
  • D. Có chất kết tủa màu trắng

Câu 15: Cho các chất oxit sau: SO$_{3}$; Cl$_{2}$O$_{7}$; PbO$_{2}$ và CaO. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit? 

  • A. CaO< PbO$_{2}$< SO$_{3}$< Cl$_{2}$O$_{7}$
  • B. PbO$_{2}$<CaO<SO$_{3}$<Cl$_{2}$O$_{7}$
  • C. Cl$_{2}$O$_{7}$<PbO$_{2}$<SO$_{3}$<CaO
  • D. kết quả khác

Câu 16: Cho các dung dịch trong suốt không màu: (NH$_{4})_{2}$SO$_{4}$; Ba(OH)$_{2}$; BaCl$_{2}$; HCl; NaCl; H$_{2}$SO$_{4}$. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây làm thuốc thử để nhận biết được các dung dịch trên là? 

  • A. Dung dịch NaOH
  • B. Dung dịch AgNO$_{3}$
  • C.Quỳ tím
  • D. Dung dịch CuSO$_{4}$

Câu 17: Khi cho dung dịch Ba(OH)$_{2}$ dư vào dung dịch Ca(HCO$_{3})_{2}$ thì phản ứng nào xảy ra? 

  • A.Ca(HCO$_{3})_{2}$+ Ba(OH)$_{2}$      $\rightarrow $    Ca(OH)$_{2}$ + Ba(HCO$_{3})_{2}$
  • B. Ca(HCO$_{3})_{2}$+ 2Ba(OH)$_{2}$   $\rightarrow $    Ca(OH)$_{2}$ + 2BaCO$_{3}$
  • C. 2Ca(HCO$_{3})_{2}$+ Ba(OH)$_{2}$   $\rightarrow $    2CaCO$_{3}$ + Ba(HCO$_{3})_{2}$+ H$_{2}$O
  • D. Ca(HCO$_{3})_{2}$+ Ba(OH)$_{2}$     $\rightarrow $     CaCO$_{3}$ + BaCO$_{3}$

Câu 18: Cho từ từ dung dịch K$_{2}$CO$_{3}$ vào dung dịch AlCl$_{3}$ thì có hiện tượng nào xảy ra sau đây? 

  • A. Xuất hiện kết tủa keo trắng và có khí bay ra
  • B. Xuất hiện kết tủa keo xanh
  • C. Chỉ có khí bay ra
  • D. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ và có khí bay ra

Câu 19: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hidroxit lưỡng tính? 

  • A. Al(OH)$_{3}$, Zn(OH)$_{2}$, Fe(OH)$_{2}$
  • B. Zn(OH)$_{2}$, Sn(OH)$_{2}$, Pb(OH)$_{2}$
  • C. Al(OH)$_{3}$,Fe(OH)$_{2}$, Cu(OH)$_{2}$
  • D. Mg(OH)$_{2}$, Pb(OH)$_{2}$, Cu(OH)$_{2}$

Câu 20: Theo thuyết Areniut, kết luận nào sau đây là không đúng? 

  • A. Muối là những hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit. 
  • B. Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H$^{+}$
  • C. Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra H$^{+}$
  • D. Hidroxit lưỡng tính khi tan vào nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazo

Câu 21: Trung hòa 100 gam dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H$_{2}$SO$_{4}$ cần vừa đủ 100ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và Ba(OH)$_{2}$ 0,6M thu được 11,65gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch A là? 

  • A. 7,3%
  • B. 5,83%
  • C. 5%
  • D. 3,65%

Câu 22: Axit nào sau đây là axit một nấc? 

  • A. H$_{2}$SO$_{4}$
  • B. H$_{2}$CO$_{3}$
  • C. CH$_{3}$COOH
  • D. H$_{3}$PO$_{4}$

Câu 23: Dung dịch nào sau đây là dung dịch đệm? 

  • A. HCl và NaCl
  • B. H$_{2}$SO$_{4}$ và KHSO$_{4}$
  • C. CH$_{3}$COOH và CH$_{3}$COONa
  • D. NH$_{3}$ và (NH$_{4})_{2}$CO$_{3}$

Câu 24: Cho sơ đồ:    BaCl$_{2}$ + A $\rightarrow $ NaCl+ B

Khẳng định nào sau đây là sai? 

  • A. A là Na$_{2}$CO$_{3}$; B là BaCO$_{3}$
  • B. A là NaOH; B là Ba(OH)$_{2}$
  • C. A là Na$_{2}$SO$_{4}$; B là BaSO$_{4}$
  • D. A là Na$_{3}$PO$_{4}$; B là Ba$_{3}(PO$_{4})_{2}$

Câu 25: Dãy các chất nào sau đây gồm các hợp chất ít tan trong nước? 

  • A. Glucozo; NaF; CH$_{4}$; Al(OH)$_{3}$
  • B. AgCl; BaSO$_{4}$; MgCl$_{2}$, PbS
  • C. BaSO$_{4}$; AgI; CaCO$_{3}$; MgCO$_{3}$
  • D. AgF; AgI; CaCO$_{3}$; MgCO$_{3}$

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác