Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 11 bài 27: Luyện tập : Ankan và xicloankan

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 27: Luyện tập : Ankan và xicloankan. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng? 

  • A. Các ankan từ C$_{1}$ đến C$_{4}$ là chất khí
  • B. Các ankan từ C$_{5}$ đến C$_{8}$ là chất lỏng
  • C. Các ankan từ C$_{18}$ trở đi là chất rắn
  • D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 2: Dẫn một ankan X vào bình chứa khí clo và thực hiện phản ứng cháy thu được một mụi đen và một chất khí có thể làm đỏ giấy quỳ tím ẩm. Sản phẩm của phản ứng trên là?

  • A. CO$_{2}$ và HCl
  • B. C và HCl
  • C. CCl$_{4}$ và HCl
  • D. HCl và C$_{n}$H$_{2n+ 1}$Cl

Câu 3: Một ống nghiệm chứa 1 thể tích CH$_{4}$ và 4 thể tích Cl$_{2}$ được úp trên chậu nước có đặt miếng giấy quỳ. Đưa hỗn hợp ra ngoài ánh sáng khuếch tán. Hiện tượng nào xảy ra sau đây có thể quan sát được?

  • A. Màu vàng lục của clo trong ống nghiệm nhạt dần
  • B. Mực nước trong ống nghiệm dâng cao hơn
  • C. Mẩu giấy quỳ tím chuyển sang đỏ
  • D. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 4: Hợp chất xicloankan nào sau đây cho phản ứng cộng mở vòng đối với H$_{2}$ (Ni, t$^{\circ}$C) và Br$_{2}$?

  • A. Xiclopentan
  • B. Xiclopropan
  • C. Xiclohexan
  • D. Xicloheptan

Câu 5: Phản ứng dùng để điều chế CH$_{4}$ trong phòng thí nghiệm là: 

  • A. CaC$_{2}$ + H$_{2}$O  $\rightarrow $
  • B. CH$_{3}$COONa+ NaOH (rắn)   $\overset{Cao,t^{\circ}}{\rightarrow}$
  • C. C+ 2H$_{2}$   $\overset{500^{\circ}C,Ni}{\rightarrow}$
  • D. CH$_{3}$Cl + Na   $\rightarrow $

Câu 6: Khi được chiếu sáng, hidrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỷ lệ mol 1: 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau? 

  • A. isopentan
  • B. pentan
  • C. neopentan
  • D. butan

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 xicloankan. Cho 1680 ml X qua dung dịch Br$_{2}$ làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 4 gam brom. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1680 ml X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)$_{2}$ dư thu được 12,5 gam kết tủa. Công thức phân tử của các chất trong X là: 

  • A. CH$_{4}$ và C$_{2}$H$_{4}$
  • B. CH$_{4}$ và C$_{4}$H$_{8}$
  • C. CH$_{4}$ và C$_{3}$H$_{6}$
  • D. C$_{2}$H$_{6}$ và C$_{3}$H$_{8}$

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về tính chất vật lí của ankan?

  • A. Tan nhiều trong nước
  • B. Là những dung môi không phân cực
  • C. Là chất không màu
  • D. Ankan nhẹ hơn nước

Câu 9: Khi đề hidro hóa isohexan tạo ra anken chính là: 

  • A. 2-metylpent-2-en
  • B. 2-metylpent-1-en
  • C. 4-metylpent-1-en
  • D. 2-metylpent-3-en

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hidrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)$_{2}$ dư tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 so với dung dịch Ba(OH)$_{2}$ ban đầu. Công thức phân tử của X là: 

  • A. C$_{3}$H$_{6}$
  • B. C$_{2}$H$_{6}$
  • C. C$_{3}$H$_{4}$
  • D. C$_{3}$H$_{8}$

Câu 11: Khi clo hóa hoàn toàn ankan X thu được chất hữu cơ Y có khối lượng phân tử lớn hơn phân tử của X là 138. Ankan X là: 

  • A. CH$_{4}$
  • B. C$_{2}$H$_{6}$
  • C. C$_{3}$H$_{8}$
  • D. C$_{4}$H$_{10}$

Câu 12: Khi cracking hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y ( các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất); tỉ khối của Y so với H$_{2}$ bằng 12. Công thức phân tử của X là: 

  • A. C$_{6}$H$_{14}$
  • B. C$_{3}$H$_{8}$
  • C. C$_{4}$H$_{10}$
  • D. C$_{5}$H$_{12}$

Câu 13: Cho hỗn hợp khí X gồm etan và propan. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được 7,84 lít CO$_{2}$ (đktc) và 9gam H$_{2}$O. Thành phần % theo khối lượng của etan trong X là? 

  • A. 66.67%
  • B. 57,69%
  • C. 25,42%
  • D. 40.54%

Câu 14: Hai ankan X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tổng khối lượng phân tử bằng 74. Hỏi X và Y là hai ankan nào? 

  • A. propan, butan
  • B. etan, propan
  • C. metan, etan
  • D. metan, butan

Câu 15: Hai xiclankan M và N đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi monoclo hóa (có chiếu sáng) thì N cho 4 hợp chất, M chỉ cho 1 hợp chất duy nhất. Tên gọi của M và N là?

  • A. metylxiclopentan và đimetylxiclobutan
  • B. xiclohexan và metylxiclopentan
  • C. xiclohexan và xiclopropan isopropan
  • D. A, B, C đều đúng

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 ankin thu được số mol của H$_{2}$O và CO$_{2}$ bằng nhau. Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Số mol ankan và ankin bằng nhau
  • B. Số H của ankan và ankin bằng nhau
  • C. Số C của ankan và ankin bằng nhau
  • D. Số H của ankan bằng số C của ankin

Câu 17: Định nghĩa nào sau đây đúng về hidrocacbon no?

  • A. Là hidrocacbon chỉ chứa liên kết đơn C-C
  • B. Là hợp chất hữu cơ chỉ chứa liên kết đơn C-C
  • C. Là hợp chất hữu cơ gồm C và H
  • D. Là hidrocacbon không thể chứa liên kết đôi C=C

Câu 18: Cracking 560 lít (đktc) C$_{4}$H$_{10}$ xảy ra các phản ứng:

C$_{4}$H$_{10}$ $\rightarrow $  CH$_{4}$ + C$_{3}$H$_{6}$

C$_{4}$H$_{10}$ $\rightarrow $  C$_{2}$H$_{6}$ + C$_{2}$H$_{4}$

C$_{4}$H$_{10}$ $\rightarrow $  H$_{2}$+ C$_{4}$H$_{8}$

Thu được 1010 lít (đktc) hỗn hợp khí X. Thể tích C$_{4}$H$_{10}$ chưa phản ứng là: 

  • A. 110 lít 
  • B. 55 lít
  • C. 165 lít
  • D. 80 lít

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 2,86 gam hỗn hợp gồm hexan, heptan, octan, biết số mol của hexan bằng số mol của octan. Sau phản ứng, người ta thu được hỗn hợp khí và hơi. Cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)$_{2}$ dư. Khối lượng dung dịch Ca(OH)$_{2}$ sau phản ứng so với dung dịch ban đầu có thay đổi gì?

  • A. Giảm 7,1 gam
  • B. Tăng 12,9 gam
  • C. Tăng 7,1 gam
  • D. Giảm 12,9 gam

Câu 20: Trộn hai thể tích bằng nhau của C$_{3}$H$_{8}$ và O$_{2}$ rồi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp. Sau phản ứng làm lạnh hỗn hợp (để ngưng tự hơi nước) rồi đưa về điều kiện ban đầu. Thể tích hỗn hợp sản phẩm khi ấy V$_{s}$ so với thể tích hỗn hợp V$_{đ}$ là: 

  • A. V$_{s}$ = V$_{đ}$
  • B. V$_{s}$  > V$_{đ}$
  • C. V$_{s}$ = 0,5 V$_{đ}$
  • D. V$_{s}$ :V$_{đ}$= 7: 10

Câu 21: Khi xảy ra tai nạn của phương tiện vận chuyển trên biển, xăng dầu thường:

  1. lan rộng nhanh gây ô nhiễm môi trường biển
  2. nổi lên trên mặt biển và dễ gây hỏa hoạn trên biển
  3. không tan trong nước biển mà tạo một lớp trên bề mặt không cho khí oxi tan trong nước
  4. khu trú ở một vùng biển hẹp
  5. tan trong nước biển gây ô nhiễm môi trường biển

Nhận xét đúng là: 

  • A. 1,2,4
  • B. 2,3,4
  • C. 1,2,3
  • D. 1,3,5

Câu 22: Không nên dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu vì: 

  • A. Xăng, dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên nổi lên trên và lan rộng ra hơn, tiếp tục cháy
  • B. Xăng, dầu tan trong nước và nhẹ hơn nước nên tiếp tục cháy
  • C. Xăng, dầu không tan trong nước và nặng hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy
  • D. Xăng, dầu tan trong nước và nặng hơn nước nên tiếp tục cháy 

Câu 23: Ankan: (CH$_{3})_{2}$CHCH$_{2}$C(CH$_{3})_{3}$ có tên IUPAC là: 

  • A. 2,4,4- trimetylpentan
  • B. 2,2,4-trimetylpentan
  • C. 2,2,4- trimetylhexan
  • D. isooctan

Câu 24: Tỉ số thể tích giữa CH$_{4}$ và O$_{2}$ là bao nhiêu để hỗn hợp hai khí nổ mạnh nhất? 

  • A. 1: 1
  • B. 1: 2
  • C. 1: 3
  • D. 2: 1

Câu 25: Ở điều kiện thích hợp, butan có phản ứng hóa học với chất nào sau đây tạo thành dẫn xuất chứa oxi?

  • A. Brom khan
  • B. Khí Oxi
  • C. Dung dịch KMnO$_{4}$
  • D. Nước brom

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác