Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 11 bài 40: Ancol (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 40: Ancol (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hợp chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất?

  • A. O$_{2}$N-C$_{6}$H$_{4}$OH
  • B. CH$_{3}$-C$_{6}$H$_{4}$-OH
  • C. CH$_{3}$O-C$_{6}$H$_{4}$-OH
  • D. Cl-C$_{6}$H$_{4}$-OH

Câu 2: Ancol etylic được điều chế từ: 

  • A. Etilen
  • B. Etylclorua
  • C. Đường glucozo
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 3: Để phân biệt được ancol isopropylic và propylic ta làm theo cách nào sau đây?

  • A. Oxi hóa rồi cho tác dụng dung dịch AgNO$_{3}$/NH$_{3}$
  • B. Tách nước rồi cho tác dụng với dung dịch Br$_{2}$
  • C. Cho tác dụng với Na
  • D. Đốt cháy rồi cho tác dụng với nước vôi dư

Câu 4: Trong các loại ancol no, đơn chức, có số nguyên tố cacbon lớn hơn 1 sau đây, ancol nào bị tách nước (xt H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, 1700$^{\circ}$C) luôn thu được 1 anken duy nhất?

  • A. ancol baack III
  • B. ancol bậc I
  • C. ancol bậc 2
  • D. ancol bậc 1 và ancol bậc 3

Câu 5: Cho các ancol sau: 

CH$_{3}$OH, C$_{2}$H$_{5}$OH, HOCH$_{2}$-CH$_{2}$OH, HOCH$_{2}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$OH, CH$_{3}$CH(OH)-CH$_{2}$OH

Số ancol tác dụng được với Cu(OH)$_{2}$ ở nhiệt độ thường là: 

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 6: Cho hai acol X va Y ( M$_{X}$< M$_{Y}$) qua H$_{2}$SO$_{4}$ đặc và đun nóng thu được một hỗn hợp các ete. Lấy một trong các ete đem đốt cháy thì thấy rằng tỉ lệ số mol của ete, O$_{2}$, CO$_{2}$, H$_{2}$ theo thứ tự bằng 0,5: 2,75: 2: 2. Nhận xét nào sau đây là không đúng?

  • A. Cho X đi qua H$_{2}$SO$_{4}$ đặc ở 170$^{\circ}$C tạo thành anken
  • B. Y phản ứng được với dung dịch brom
  • C. X và Y bị khử bởi CuO tạo thành andehit
  • D. X và Y chỉ có một CTCT bền phù hợp

Câu 7: Hai ancol nào sau đây cùng bậc?

  • A. propan-2-ol và 1-phenyletan-2-ol
  • B. propan -1-ol và 1-phenyletan-1-ol
  • C. etanol và propan -2-ol
  • D. propan-2-ol và 2-metylpropan-2-ol

Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO$_{2}$ và H$_{2}$O theo tỉ lệ mol tương ứng là 3: 4. Hai ancol đó là: 

  • A. C$_{3}$H$_{5}$(OH)$_{3}$ và C$_{4}$H$_{7}$(OH)$_{3}$
  • B. C$_{2}$H$_{5}$OH và C$_{4}$H$_{9}$OH
  • C. C$_{2}$H$_{4}$(OH)$_{2}$ và C$_{4}$H$_{8}$(OH)$_{2}$
  • D. C$_{2}$H$_{4}$(OH)$_{2}$ và C$_{3}$H$_{6}$(OH)$_{2}$

Câu 9: Một anken có CTCT : H$_{3}$C-CH(CH$_{3}$)-CH=CH$_{2}$

Anken trên là sản phẩm tách nước của ancol nào sau đây?

  • A. 2-metylbutan-1-ol
  • B. 2,2-đimetylpropan-1-ol
  • C. 2-metylbutan-2-ol
  • D. 3-metylbutan-1-ol

Câu 10: Hãy chọn các phát biểu đúng về ancol:

  1. Ancol là hợp chất hữu cơ mà phân tử chứa 1 hay nhiều nhóm hidroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no (chính xác hơn là cacbon tứ diện, lai hóa sp$^{3}$)
  2. Tất cả các ancol đều không thể cộng hợp hidro
  3. Tất cả các ancol đều tan vô hạn trong nước
  4. Có ancol bậc I, bậc II, bậc III và không có anocl bậc IV
  5. Ancol đơn chức chỉ có thể tạo thành liên kết hidro giữa các phân tử, không thể tạo thành liên kết hidro nội phân tử
  • A. 1,2,4
  • B. 1,2,5
  • C. 1,4,5

Câu 11: Hãy cho biết sản phẩm hình thành khi đun nóng C$_{3}$H$_{7}$OH và HBr?

  • A. CH$_{3}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$Br và H$_{2}$O
  • B. HO-CH$_{2}$-CH$_{2}$Br và CH$_{3}$CH$_{2}$Br
  • C. BrCH$_{2}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$OH và H$_{2}$
  • D. CH$_{3}$-CH$_{2}$-CH$_{3}$ và HOBr

Câu 12: Thực hiện hai thí nghiệm sau: 

- Thí nghiệm 1 cho từ từ natri kim loại vào ancol etylic

- Thí nghiệm 2 cho từ từ natri kim loại vào nước

Nhận xét đúng là: 

  • A. Thí nghiệm 1 phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn phản ứng 2
  • B. Thí nghiệm 2 phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn phản ứng 1
  • C. Cả 2 thí nghiệm đều xảy ra phản ứng như nhau
  • D. Chỉ có 1 thí nghiệm xảy ra phản ứng

Câu 13: Khi cho C$_{2}$H$_{5}$ONa vào nước thì nó bị: 

  • A. Thủy phân
  • B. Nhiệt phân
  • C. Phân hủy
  • D. Tạo ra dung dịch C$_{2}$H$_{5}$ONa

Câu 14: Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất quá trình lên men là 85%. Nếu pha loãng ancl đó thành ancol 40$^{\circ}$, biết D là 0,8g/cm$^{3}$ thì thể tích dung dịch ancol thu được là bao nhiêu?

  • A. 1206 lít
  • B. 1246 lít
  • C. 1200 lít
  • D. 1433 lít

Câu 15: Hỗn hợp X gồm ancol metylic và một ancol no, đơn chức A, mạch hở. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,672 lít hidro (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 2,76 gam X bằng CuO (t$^{\circ}$) thu được hỗn hợp andehit. Cho toàn bộ lượng andehit này tác dụng với dung dịch AgNO$_{3}$/NH$_{3}$ dư thu được 19,44 gam chất kết tủa. Công thức cấu tạo của A là: 

  • A. C$_{2}$H$_{5}$OH
  • B. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$OH
  • C. (CH$_{3})_{2}$CHOH
  • D. CH$_{3}$CH$_{2}$CH$_{2}$CH$_{2}$OH

Câu 16: Muốn điều chế 100 lít ancol ( rượu vang) 10$^{\circ}$ thì cần lên men một lượng glucozo chứa trong nước quả nho là bao nhiêu? (Khối lượng riêng của ancol D= 0,8g/ml, hiệu suất phản ứng lên men là 95%)

  • A. $\approx $ 16421 gam
  • B. $\approx $ 14820 gam
  • C. $\approx $13136 gam
  • D. $\approx $ 15600 gam

Câu 17: Cho 47 gam hỗn hợp hơi của 2 ancol đi qua Al$_{2}$O$_{3}$ nung nóng thu được hỗn hợp A gồm ete, anken, ancol dư và hơi nước. Tách hơi nước ra khỏi hỗn hợp A thu được hỗn hợp khí B. Lấy nước tách ra cho tác dụng hết với Na thu được 4,704 lít H$_{2}$ (đktc). Lượng anken có trong B được no hóa vừa đủ bởi 1,35 lít dung dịch Br$_{2}$ 0,2M. Phần ancol và ete có trong B chiếm thể tích 16,128 lít ở 136,5$^{\circ}$ và 1atm. Tính hiệu suất của phản ứng ancol tách nước tạo thành anken, biết hiệu suất đối với mỗi ancol như nhau?

  • A. 70%
  • B. 85%
  • C. 40%
  • D. 30%

Câu 18: Các đồng phân ứng với CTPT C$_{8}$H$_{10}$O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân thỏa mãn các tính chất trên là: 

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 19: Ancol đơn chức, no A có %C (theo khối lượng) là 52,17%. A có đặc điểm:

  • A. Tác dụng với CuO đung nóng cho ra một andehit
  • B. Không cho phản ứng tách nước tạo anken
  • C. Rất ít tan trong nước
  • D. Có nhiệt độ sôi thấp nhất trong dãy đồng đẳng

Câu 20: Oxi hóa 1,2 gam CH$_{3}$OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X ( gồm HCHO, H$_{2}$O và CH$_{3}$ dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư AgNO$_{3}$ trong dung dịch NH$_{3}$, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa CH$_{3}$OH là:

  • A. 76,6%
  • B. 80%
  • C. 65,5%
  • D. 70,4%

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác