Tắt QC

Trắc nghiệm hóa hoc 10 bài 33: Axit sunfuric Muối sunfat

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 10 bài 33: Axit sunfuric Muối sunfat. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Axit sunfuaric đặc khác axit sunfuaric loãng ở tính chất hóa học nào?

  • A. Tính bazo mạnh
  • B. Tính oxi hóa mạnh
  • C. Tính axit mạnh
  • D. Tính khử mạnh

Câu 2: Một số kim loại bị thụ động trong H$_{2}$SO$_{4}$ đặc nguội như Fe, Al, Cr là do: 

  • A. Tạo ra lớp sunfat bền bảo vệ
  • B. Tạo ra lớp oxit bền bảo vệ
  • C. Tạo ra lớp axit bền bảo vệ
  • D. Tất cả đều sai

Câu 3: Các pha loãng H$_{2}$SO$_{4}$ đặc an toàn là: 

  • A. Rót nhanh axit vào nước và khuấy đều
  • B. Rót nhanh nước vào axit và khuấy đều
  • C. Rót từ từ nước vào axit và khuấy đều
  • D. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều

Câu 4: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng?

  • A. Al    
  • B. Mg    
  • C. Na    
  • D. Cu

Câu 5: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng?

  • A. Al, Mg, Cu
  • B. Fe, Mg, Ag
  • C. Al, Fe, Mg
  • D. Al, Fe, Cu

Câu 6: Những người bị bệnh đau dạ dày thường cần uống loại hóa chất nào sau đây?

  • A. NaHSO$_{3}$
  • B. Na$_{2}$CO$_{3}$
  • C. Na$_{2}$SO$_{3}$
  • D. NaHCO$_{3}$

Câu 7: Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit sunfuaric đặc nguội?

  • A. Làm hóa than vải, giấy, đường saccarozo
  • B. Tan trong nước, tỏa nhiệt
  • C. Háo nước
  • D. Hòa tan được kim loại Fe, Al

Câu 8: Axit H$_{2}$SO$_{4}$ đặc có thể làm khô khí nào sau đây là tốt nhất?

  • A. H$_{2}$S
  • B. SO$_{3}$
  • C. CO$_{2}$
  • D. CO

Câu 9: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, nguội?

  • A. Al, Fe, Au, Mg
  • B. Zn, Pt, Au, Mg
  • C. Al, Fe, Zn, Mg
  • D. Al, Fe, Au, Pt

Câu 10: Cho phương trình hóa học:

aAl + bH$_{2}$SO$_{4}$ → cAl$_{2}$(SO$_{4})_{3}$+ dSO$_{2}$ + e H$_{2}$O

Tỉ lệ a:b là

  • A. 1:1    
  • B. 2:3    
  • C. 1:3    
  • D. 1:2

Câu 11: Khi lần lượt tác dụng với mỗi chất dưới đây, trường hợp nào axit sunfuric đặc và axit sunfuaric loãng hình thành sản phẩm giống nhau?

  • A. Mg
  • B. Fe$_{3}$O$_{4}$
  • C. CaCO$_{3}$
  • D. Fe(OH)$_{2}$

Câu 12: Cho dung A chứa 3,82 gam hỗn hợp hai muối sunfat của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ. Cho một lượng vừa đủ BaCl$_{2}$ vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, đem cô cạn dung dịch nước lọc thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?

  • A. 3,07
  • B. 10,06
  • C. 6,24
  • D. Kết quả khác

Câu 13: Sản phẩm tạo thành giữa Fe$_{3}$O$_{4}$ với H$_{2}$SO$_{4}$ đặc nóng là: 

  • A. FeSO$_{4}$, Fe$_{2}$(SO$_{4})_{3}$, H$_{2}$O
  • B. Fe$_{2}$(SO$_{4})_{3}$, H$_{2}$O
  • C. FeSO$_{4}$, H$_{2}$O
  • D. Fe$_{2}$(SO$_{4})_{3}$, SO$_{2}$, H$_{2}$O

Câu 14: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

  • A. Cu + 2H$_{2}$SO$_{4}$ (đặc) → CuSO$_{4}$ +SO$_{2}$ + 2H_{2}$O
  • B. Fe + S$\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$FeS
  • C. 2Ag + O$_{3}$ → Ag$_{2}$O + O$_{2}$
  • D. 2Fe + 3H$_{2}$SO$_{4}$ (loãng) → Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ + 3H$_{2}$

Câu 15: Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau:

(a). H$_{2}$SO$_{4}$ + C → 2SO$_{2}$ + CO$_{2}$ + 2H$_{2}$O

(b). H$_{2}$SO$_{4}$+ Fe(OH)$_{2}$ → FeSO$_{4}$+ 2H$_{2}$O

(c). 4H$_{2}$SO$_{4}$ +2FeO → Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$+ SO2 + 4H$_{2}$O

(d). 6H$_{2}$SO$_{4}$ + 2Fe → Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ + 3SO$_{2}$ + 6H$_{2}$O

Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?

  • A. (a)    
  • B. (c)    
  • C. (b)    
  • D. (d)

Câu 16: Người ta thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở axit H$_{2}$SO$_{4}$ đặc vì: 

  • A. H$_{2}$SO$_{4}$ bị thụ động hóa trong thép
  • B. H$_{2}$SO$_{4}$ đặc không phản ứng với sắt ở nhiệt độ thường
  • C. H$_{2}$SO$_{4}$ đặc không phản ứng với kim loại ở nhiệt độ thường
  • D. Thép có chứa các chất phụ trợ không phản ứng với H$_{2}$SO$_{4}$ đặc

Câu 17: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Zn và một kim loại A có hóa trị II, trong hỗn hợp X có tỷ lệ số mol Zn và Fe là 1: 3. Chia 56,2 gam kim loại X làm hai phần bằng nhau: Phần I cho tác dụng với dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 0,1M. Khi kim loại tan hết thu được 6,72 lít khí (đo ở 27,3$^{\circ}$C và 2,2atm). Phần II cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,24 lít khí H$_{2}$ (đktc). Thể tích dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ tối thiểu cần dùng là: 

  • A. 2 lít
  • B. 4 lít
  • C. 6 lít
  • D. 3,2 lít

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 1,94 gam một muối sunfua của kim loại. Dẫn toàn bộ khí thu được sau phản ứng đi qua dung dịch nước Br$_{2}$ dư, sau đó thêm tiếp dung dịch BaCl$_{2}$ dự vào thì thu được 4,66 gam kết tủa. Thành phần % về khối lượng của lưu huỳnh trong muối sunfua là bao nhiêu?

  • A. 26,66%
  • B. 46,67%
  • C. 32,98%
  • D. 36,33%

Câu 19: Dung dịch axit sunfuaric để trong không khí sẽ: 

  • A. Có vẩn đục màu vàng
  • B. Chuyển sang đen
  • C. Có bọt khí thoát ra
  • D. Không có hiện tượng gì

Câu 20: Cho các chất: KBr, S, SiO$_{2}$, P, Na$_{3}$PO$_{4}$, FeO, Cu và Fe$_{2}$O$_{3}$. Trong các chất đã cho, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, nóng là

  • A. 5    
  • B. 4    
  • C. 6    
  • D. 7

Câu 21: Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H$_{2}$SO$_{4}$đặc, nóng dư. Thể tích khí SO$_{2}$ thu được (đktc) là

  • A. 4,48 lít    
  • B. 2,24 lít    
  • C. 6,72 lít    
  • D. 8,96 lít

Câu 22: Hiện tượng xảy ra khi nhúng một thanh sắt vào một cốc đựng axit H$_{2}$SO$_{4}$ đặc một thời gian, sau đó nhúng tiếp vào cốc đựng H$_{2}$SO$_{4}$ loãng: 

  • A. Thanh sắt bị ăn mòn trong H$_{2}$SO$_{4}$ loãng, không tan trong H$_{2}$SO$_{4}$ đặc
  • B. Thanh sắt bị ăn mòn trong H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, không tan trong H$_{2}$SO$_{4}$ loãng
  • C. Trong cả hai trường hợp thanh sắt đều bị ăn mòn
  • D. Trong cả hai trường hợp thanh sắt đều không bị ăn mòn

Câu 23: Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO$_{4}$ 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc lấy thanh nhôm ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, sấy khô, cân nặng 51,38 gam. Giả sử tất cả đồng thoát ra bám hết lên trên thanh nhôm. Khối lượng đồng giải phóng ra là: 

  • A. 0,81 gam
  • B. 1,62 gam
  • C. 1,92 gam
  • D. 2 gam

Câu 24: Cho hai ống nghiệm: ống thứ nhất chứa 2ml dung dịch HCl 1M và ống thứ 2 chứa 2ml dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 1M. Lấy kẽm dư cho vào hai ống nghiệm trên thì thu được thể tích khí H$_{2}$ (đktc) lần lượt là V$_{1}$ và V$_{2}$. So sánh V$_{1}$ và V$_{2}$?

  • A. V$_{1}$ < V$_{2}$
  • B. V$_{1}$ = V$_{2}$
  • C. V$_{1}$ > V$_{2}$
  • D. V$_{1}$ $\geq$ V$_{2}$

Câu 25: Hòa tan hết 0,2 mol FeO bằng dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, nóng (dư), thu được khí SO$_{2}$ (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hoàn toàn khí SO$_{2}$ sinh ra ở trên vào dung dịch chứa 0,13 mol KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A. 15,80     
  • B. 14,66
  • C. 15,60     
  • D. 13,14

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác