Trắc nghiệm hóa 10 chương I: Nguyên tử (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 10 chương I: Nguyên tử (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng?
- A. Bằng nhau
B. Gần bằng nhau
- C. Không bằng nhau
- D. Tùy từng nguyên tố
Câu 2: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các loại hạt sau:
- A. electron, notron
B. proton, notron
- C. electron, proton
- D. electron, proton, notron
Câu 3: Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân và được tính bằng
A. Tổng số hạt proton và tổng số hạt nơtron
- B. Tổng khối lượng của proton, nơtron và electron có trong nguyên tử
- C. Tổng khối lượng của các hạt nơtron và electron
- D. Tổng khối lượng của proton và electron
Câu 4: Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
- A. 4m.
- B. 40 m.
C. 400 m.
- D. 4000 m.
Câu 5: Trong một nguyên tử:
- Số proton bằng số electron
- Tổng điện tích các proton bằng điện tích hạt nhân Z
- Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử
- Tổng số proton và số notron gọi là số khối
- Tổng số proton và số notron gọi là số khối
Số mệnh đề đúng trong các câu trên là:
- A. 4
- B. 2
- C. 5
D. 3
Câu 6: Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học:
- Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.
- Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.
- Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.
- Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
D. 4.
Câu 7: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau:
- 1s$^{2}$2s$^{1}$
- 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{5}$
- 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{1}$
- 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$
- 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{4}$
Cấu hình của các nguyên tố phi kim là
- A. 1, 2.
- B. 2, 3.
- C. 3, 4
D. 2, 5
Câu 8: Trong dãy các kí hiệu nguyên tử sau:
$_{7}^{14}$A, $_{9}^{19}$B, $_{26}^{56}$E, $_{27}^{56}$F, $_{8}^{17}$G, $_{10}^{20}$H, $_{11}^{23}$I, $_{10}^{22}$M
Các kí hiệu nào cùng chỉ một nguyên tố hóa học?
- A. A, B, G
B. M và H
- C. H, I, M
- D. E và F
Câu 9: Cation X$^{3+}$ và anion Y$^{2-}$ đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p$^{6}$. Kí hiệu nguyên tố X, Y là:
A. Al và O
- B. B và O
- C. Al và S
- D. Fe và S
Câu 10: Cho biết:
Nguyên tố | Đồng vị | Khối lượng nguyên tử trung bình |
Brom | $_{35}^{79}$Br và $_{35}^{81}$Br | 79,90 |
Li | $_{3}^{6}$Li và $_{3}^{7}$Li | 6,94 |
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Hai đồng vị của Br có hàm lượng xấp xỉ bằng nhau.
- B. Trong tự nhiên, liti tồn tại chủ yếu là đồng vị $_{3}^{7}$Li.
C. Có 4 loại phân tử LiBr trong tự nhiên với % phân tử xấp xỉ bằng nhau.
- D. Phân tử khối của LiBr lớn nhất là 88.
Câu 11: Cấu hình e của nguyên tố canxi (Z=20) là 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$4s$^{2}$. Tìm câu sai?
- A. Lớp K có 2e.
- B. Lớp L có 8e
C. Lớp M có 6e.
- D. Lớp N có 2e.
Câu 12: Nhận định nào sau đây chính xác?
- A. Phân lớp electron là tập hợp các electron có mức năng lượng gần bằng nhau
- B. Phân lớp electron thường được kí hiệu bằng các chữ số: 1, 2, 3,...
- C. Lớp electron là tập hợp các electron có mức năng lượng bằng nhau
D. Lớp electron thường được kí hiệu bằng các chữ cái: K, L, M, ...
Câu 13: Hai nguyên tố X và Y cùng một chu kì và ở 2 phân nhóm chính kế tiếp nhau có tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kỳ và nhóm nào say đây trong bảng tuần hoàn?
- A. Chu kỳ 3 và các nhóm IA và IIA
B. Chu kỳ 3 và các nhóm IIA và IIIA
- C. Chu kỳ 2và các nhóm IIA và IIIA
- D. Chu kỳ 2 và các nhóm IA và IIA
Câu 14: Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa có tổng số proton bằng 77. Giá trị của a là
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng.
- A. Những e có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một lớp.
- B. Lớp thứ n có n phân lớp( n ≤ 4)
C. Những e có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 16: Các ion và nguyên tử: Ne; Na$^{+}$; F$^{-}$ có điểm chung là:
A. Có cùng số electron
- B. Có cùng số proton
- C. Có cùng số khối
- D. Có cùng số notron
Câu 17: Nguyên tử X có ký hiệu $_{26}^{56}$X. Cho các phát biểu sau về X:
- Nguyên tử của nguyên tố X có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- Nguyên tử của nguyên tố X có 30 nơtron trong hạt nhân.
- X là một phi kim.
- X là nguyên tố d.
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là?
- A. (1), (2), (3) và (4).
- B. (1), (2) và (4).
C. (2) và (4).
- D. (2), (3) và (4).
Câu 18: Tổng số hạt mang điện trong hợp chất XY2 bằng 44. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 4. số hiệu nguyên từ của X và Y lần lượt là
- A. 5 và 9
- B. 7 và 9
- C. 8 và 16
D. 6 và 8
Câu 19: Một ion M$^{3+}$ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
- A. [Ar]3d$^{5}$4s$^{1}$
- B. [Ar]3d$^{6}$4s$^{2}$
- C. [Ar]3d$^{6}$4s$^{1}$
D. [Ar]3d$^{3}$4s$^{2}$
Câu 20: Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglbin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu. Chính sắt có trong hemoglbin làm nên màu đỏ của máu, một thành phần quan trọng của cơ thể. Cấu hình của $_{26}$Fe là:
- A. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$4s$^{2}$3d$^{6}$
- B. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{8}$4s$^{2}$
- C. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{10}$
D. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$4s$^{2}$
Bình luận