Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 12 Kết nối chủ đề 4:Trách nhiệm với gia đình

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 12 Kết nối tri thức chủ đề 4:Trách nhiệm với gia đình có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là việc không nên làm khi chăm sóc người thân bị bệnh?

  • A. Để người thân nghỉ ngơi và theo dõi.
  • B. Tâm sự và an ủi.
  • C. Thờ ơ, không quan tâm người ốm.
  • D. Xoa bóp nhẹ nhàng, cho người bệnh ăn uống đầy đủ.

Câu 2: Đâu không phải là các bước để giải quyết sự bất đồng?

  • A. Đề xuất cách giải quyết sự bất đồng.
  • B. Cùng nhau giải quyết sự bất đồng.
  • C. Im lặng, thể hiện thái độ cau có.
  • D. Tìm hiểu nguyên nhân sự bất đồng.

Câu 3: Việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình không nhằm mục đích?

  • A. Mua sắm thêm các đồ dùng khác.
  • B. Để phát triển kinh tế gia đình.
  • C. Tiết kiệm để mua sắm những hàng hiệu đắt tiền.
  • D. Để chi cho những việc đột xuất.

Câu 4: Đâu không phải là cách thể hiện trách nhiệm với gia đình?

  • A. Chủ động, sắp xếp và hoàn thành các công việc trong gia đình.
  • B. Nói những lời thô lỗ với người thân.
  • C. Thường xuyên làm những công việc trong gia đình.
  • D. Tự nguyện chăm sóc khi người thân bị ốm.

Câu 5: Lưu ý khi giải quyết bất đồng trong gia đình là gì?

  • A. Cắt ngang lời người khác nói.
  • B. Không chủ động nói chuyện với người thân về cuộc sống.
  • C. Không chú ý đến cảm xúc của người thân.
  • D. Chú ý lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người thân.

Câu 6: Đâu không phải là cách tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?

  • A. Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
  • B. Cùng tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình.
  • C. Nói những lời khó nghe làm bầu không khí trong gia đình căng thẳng.
  • D. Tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học.

Câu 7: Theo em, việc làm nào dưới đây thể hiện chi tiêu hợp lý trong gia đình?

  • A. Lập kế hoạch chi tiêu hàng tuần.
  • B. Bật nóng lạnh cả ngày.
  • C. Phân chia không công bằng công việc với tất cả các thành viên trong gia đình.
  • D. Các thành viên phải tuân thủ quy định của người chủ gia đình.

Câu 8: Đâu là việc nên làm khi chăm sóc người ốm?

  • A. Tùy tiện cho uống thuốc.
  • B. Cho uống thuốc khi bụng đói.
  • C. Tự ý cho sử dụng thuốc dân gian.
  • D. Cho uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Câu 9: Đâu là biện pháp dịch vụ giúp phát triển kinh tế gia đình?

  • A. Cho thuê trang phục để chụp ảnh.
  • B. Làm gốm bát tràng.
  • C. Bán hàng trang sức.
  • D. Bán đồ ăn nhanh.

Câu 10: Khi người thân bị bệnh ốm, em sẽ làm gì?

  • A. Đưa người bệnh ra ngoài hóng gió.
  • B. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và xoa bóp cho người bị bệnh.
  • C. Để người bệnh trong không gian phòng kín.
  • D. Để người bệnh ở nhà một mình.

Câu 11: Đâu là cách để các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc?

  • A. Thể hiện sự tức giận với người thân.
  • B. Đi du lịch một mình.
  • C. Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình.
  • D. Nói những điều tiêu cực trong gia đình.

Câu 12: Khi người thân trong gia đình gặp khó khăn, thất bại, chúng ta nên có cách ứng xử như thế nào?

  • A. Hỏi thăm, động viên, chia sẻ.
  • B. Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó.
  • C. Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thưởng, khích lệ.
  • D. Thể hiện niềm vui qua lời nói, hành động.

Câu 13: Đâu là biện pháp sản xuất giúp phát triển kinh tế gia đình?

  • A. Bán hàng tạp hóa.
  • B. Chăn nuôi gia cầm.
  • C. Cho thuê mặt bằng.
  • D. Cho thuê sách.

Câu 14: Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
  • B. Anh, em phải trung thực với nhau.
  • C. Anh, em phải lo cho nhau.
  • D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.

Câu 15: Vì sao cần tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc trong gia đình?

  • A. Tạo nên sự hỗ trợ, chia sẻ giữa các thành viên.
  • B. Cuộc sống có khuôn khổ cần tuân theo.
  • C. Các thành viên phải tuân thủ theo quy định của người chủ gia đình.
  • D. Phân chia không công bằng công việc đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

Câu 16: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Giang hứa với bạn Chủ nhật tuần tới đi chơi xa mà quên hôm đó là ngày bố mẹ tổ chức kỉ niệm 20 năm ngày cưới. Theo truyền thống của gia đình thì những dịp như thế này cả nhà đều có mặt đông đủ.

  • A. Hoãn đi và nói rõ lí do với bạn.
  • B. Ở nhà và không nói gì với bạn.
  • C. Trốn đi không báo bố mẹ.
  • D. Vẫn đi và mua quà về tặng bố mẹ sau.

Câu 17: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Nam tham gia câu lạc bộ bóng bàn và đã kiên trì tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi đấu cấp tỉnh. Hôm nay, Nam chuẩn bị đi thi thì bà bị sốt, lúc đó không có ai ở nhà.

  • A. Mặc kệ bà để đi.
  • B. Nam có thể nhờ đến sự trợ giúp của hàng xóm, người lớn. Nếu bà bị sốt cao, nghiêm trọng thì Nam nên trực tiếp đưa bà, cùng sự hỗ trợ của hàng xóm, người thân quen để đưa bà đến bệnh viện. 
  • C. Nghỉ thi và không thông báo giáo viên.
  • D. Nghỉ thi và sau đó ghét bà.

Câu 18: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Bố mẹ Liên có sự hiểu lầm nhau nên không nói chuyện với nhau đã hai ngày khiến không khí gia đình không vui.

  • A. Mặc kệ không quan tâm
  • B. Tâm sự cùng bố mẹ để cùng nhau hòa giải.
  • C. Theo bố và không quan tâm mẹ.
  • D. Theo mẹ và không quan tâm bố.

Câu 19: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với gia đình?

  • A. Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
  • B. Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo.
  • C. Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
  • D. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.

Câu 20: Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình ở trường hợp sau: “Khi em thấy mọi người trong gia đình có vẻ căng thẳng và không ai nói với ai câu gì”.

  • A. Em không quan tâm tới mọi người.
  • B. Em tạo bầu không khí để mọi người trong gia đình ngồi xuống và chia sẻ về suy nghĩ của mình, từ đó tìm ra cách giải quyết.
  • C. Em theo phe mẹ và trách mắng bố.
  • D. Em ngồi nhìn mọi người.

Câu 21: Thực hành giải quyết bất đồng trong tình huống sau: “Năm nay anh Nam học lớp 12, bài tập nhiều nên bố mẹ phân công cho anh làm ít việc nhà hơn Lan. Lan rất ấm ức vì cho rằng bố mẹ thiên vị anh”.

  • A. Lan bực tức trong người nhưng không nói cho bố mẹ biết.
  • B. Lan mắng anh vì anh không chịu làm việc nhà.
  • C. Lan cãi nhau với bố mẹ vì bố mẹ thiên vị anh trai.
  • D. Lan cần nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ và bày tỏ tâm sự của bản thân.

Câu 22: Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình ở trường hợp sau: “Khi em thấy người thân ngồi một mình với vẻ mặt buồn”.

  • A. Em không quan tâm.
  • B. Em tâm sự, hỏi han và nói lời động viên, an ủi.
  • C. Em kể chuyện vui ở trường cho mọi người nghe.
  • D. Em to tiếng với người thân.

Câu 23: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Tuấn tích lũy được hơn 1 triệu đồng để mua xe đạp đi học. Nhưng thời gian này, ông nội ốm liên tục nên gia đình cần tiền mua thuốc cho ông.

  • A. Vui vẻ mua thuốc cho ông.
  • B. Mua xe trước rồi báo bố mẹ.
  • C. Mua thuốc cho ông nhưng hậm hực, khó chịu.
  • D. Dấu tiền đi, đợi sau này mua.

Câu 24: Em có nhận xét gì về kĩ năng chăm sóc người thân trong trường hợp sau: “Mẹ bị đau bụng và đi ngoài, An vội tìm lọ thuốc kháng sinh đưa mẹ uống với hi vọng mẹ sẽ đỡ đau hơn trong khi chờ bố đi làm về”.

  • A. Chưa có chỉ định của bác sĩ mà tự ý uống thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm, An nên cho mẹ ăn cơm để giảm cơn đau.
  • B. An cần đưa mẹ đi bệnh viện tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • C. An không nên cho mẹ uống thuốc, để mẹ nằm ngủ là hết đau bụng.
  • D. Chưa có chỉ định của bác sĩ mà tự ý uống thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm, An nên để mẹ nghỉ ngơi, xoa dầu và ra tiệm thuốc hỏi bác sĩ trước khi cho mẹ uống thuốc.

Câu 25: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về công ơn cha mẹ?

  • A. Chị ngã em nâng.
  • B. Công cha như núi Thái Sơn
  • C. Muốn no thì phải chăm làm
  • D. Chia ngọt sẻ bùi.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác