Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 12 Kết nối chủ đề 2: Tôi trưởng thành (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 12 kết nối tri thức chủ đề 2: Tôi trưởng thành (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện trưởng thành của cá nhân?

  • A. Bị động trước những thay đổi của cuộc sống.
  • B. Tư duy độc lập.
  • C. Giữ lời hứa, cam kết.
  • D. Tuân thủ nội quy, quy định. 

Câu 2: Đâu không phải là cách thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và cam kết đề ra?

  • A. Hình dung khối lượng công việc và thời gian có thể hoàn thành công việc.
  • B. Sắp xếp công việc theo trật tự ưu tiên thực hiện.
  • C. Đặt ra một khoảng thời gian phù hợp cho từng việc và tập trung cao độ để thực hiện các việc trong khoảng thời gian đó.
  • D. Không quan tâm đến những yếu tố bất thường có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.

Câu 3: Đâu là biểu hiện trưởng thành của cá nhân?

  • A. Trưởng thành về thể chất.
  • B. Thay đổi về màu tóc.
  • C. Thay đổi về giới tính.
  • D. Thay đổi về điều kiện sinh sống.

Câu 4: Đâu là biểu hiện của người có khả năng thích ứng sự với sự thay đổi?

  • A. Hoảng loạn khi thấy sự thay đổi.
  • B. Không dự đoán được tình huống có thể xảy ra.
  • C. Lựa chọn những điều an toàn.
  • D. Nhận biết được những đặc điểm mới, khác biệt so với trước kia qua quan sát và giao tiếp.

Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của tư duy độc lập?

  • A. Không lệ thuộc vào ý kiến của người khác.
  • B. Biết lắng nghe ý kiến hợp lí của người khác.
  • C. Có thái độ hoảng loạn khi nhận được nhiều ý kiến khác nhau.
  • D. Có kĩ năng thu thập thôg tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Câu 6: Đâu không phải là biểu hiện của người có khả năng thích ứng với sự thay đổi?

  • A. Nhận biết được những dặc điểm mới, khác biệt so với trước kia qua quan sát và giao tiếp.
  • B. Bình tĩnh chấp nhận sự thay đổi.
  • C. Xác định những điều cần điều chỉnh hoặc bổ sung trong hành vi, trong nhận thức của bản thân.
  • D. Lựa chọn những điều an toàn.

Câu 7: Đâu không phải biểu hiện của phẩm chất ý chí?

  • A. Độc lập ra quyết định và hành động theo quyết định.
  • B. Luôn nghĩ về điều yêu thích, hứng thú.
  • C. Kiên định từ chối những hành vi trái với mục đích của bản thân.
  • D. Tự chủ, kiểm soát các hành vi, cảm xúc của bản thân.

Câu 8: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của sự đam mê?

  • A. Kiên trì tìm cách vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
  • B. Hào hứng trao đổi, bàn luận về vấn đề quan tâm.
  • C. Có niềm vui, sự phấn khích, hào hứng và thường xuyên nói về điều yêu thích.
  • D. Luôn cố gắng, quyết tâm vượt qua những khó khăn, rào cản để thực hiện.

Câu 9: Trưởng thành là

  • A. sự phát triển về tư duy và tính cách của một cá nhân.
  • B. quá trình nâng cao kiến thức về mặt xã hội của một cá nhân.
  • C. quá trình phát triển của một cá nhân, trong đó người đó trở nên trưởng thành về mặt tinh thần, tư duy và cảm xúc. 
  • D. sự phát triển về tích cách và ngoại hình của một tập thể.

Câu 10: Người tư duy độc lập là

  • A. người luôn có tính tư duy và sáng tạo độc lạ.
  • B. người luôn có cách nhìn riêng, biết thu thập, phân tích thông tin đa chiều trước khi đưa ra kết luận. 
  • C. người luôn theo ý kiến số đông và có cái nhìn một chiều.
  • D. người bị ảnh hưởng bởi ý kiến và cách nhìn của mọi người.

Câu 11: Biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường học tập hoặc làm việc là:

  • A. Suy nghĩ tích cực với thực trạng mới của bản thân. 
  • B. Dễ dàng bắt đầu công việc và tập trung cho công việc.
  • C. Chấp nhận hoàn cảnh và không than phiền.
  • D. Làm nhiều việc có ý nghĩa.

Câu 12: Chỉ ra những biểu hiện thích ứng với sự thay đổi của An trong trường hợp dưới đây.

An chuyển đến một trường học mới, đường đi đến trường cũng xa hơn. Bố mẹ đi làm cả ngày, không về nhà buổi trưa như trước kia. Lớp của An có nhiều bạn học giỏi, đặc biệt là môn Tiếng Anh. 

     An tìm hiểu đường giao thông để kịp đưa em đi học và đến trường đúng giờ. An sắp xếp thời gian, phân công em cùng làm việc nhà. An chủ động hỏi thầy cô và các bạn khi chưa hiểu bài, tự đọc và nghe thêm các video để rèn luyện khả năng nghe, nói Tiếng Anh. An tích cực tham gia các hoạt động tập thể ở lớp, trường, ở khu dân cư để làm quen với các bạn trong lớp và nơi cư trú.

  • A. An sắp xếp thời gian, phân công em cùng làm việc nhà; chủ động hỏi thầy cô và các bạn khi chưa hiểu bài; tích cực tham gia hoạt động thể thao ở trường. 
  • B. An tìm hiểu đường giao thông; sắp xếp thời gian, phân công em cùng làm việc nhà; chủ động hỏi thầy cô và các bạn khi chưa hiểu bài; tự đọc và nghe thêm các video; tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
  • C. An tích cực tham gia hoạt động lao động công ích ở trường và khu dân cư; tự đọc và nghe thêm các video để rèn luyện khả năng nghe, nói Tiếng Anh.
  • D. An chủ động làm quen với nhiều bạn học giỏi Tiếng Anh, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Câu 13: Năm nay sẽ là năm có nhiều biến động đối với H và các bạn của H. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bạn thì đi học, bạn thì đi làm. H sẽ thi vào một trường đại học ở thành phố nhưng hiện tại, H chưa hình dung hết được những gì sẽ diễn ra trong tương lai, H biết rõ ràng đây là dấu mốc lớn gắn với sự thay đổi trong cuộc đời mình.

Nếu là H, em sẽ không làm điều gì sau đây:

  • A. Tìm hiểu môi trường nơi trường đại học đóng.
  • B. Xác định những khó khăn có thể gặp khi học đại học.
  • C. Lựa chọn thoải mái vui chơi và không suy nghĩ.
  • D. Tìm hiểu kĩ về trường đại học, phương pháp học...; nơi ở (nếu phải xa nhà).

Câu 14: Đâu không phải là ca dao, tục ngữ về ý chí nghị lực?

  • A. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
  • B. Có chí thì nên.
  • C. Có cứng mới đứng đầu gió.
  • D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Câu 15: Quá trình thay đổi bản thân không bao gồm việc:

  • A. Trau dồi kiến thức.
  • B. Nâng cao sức khỏe.
  • C. Chú trọng vào đời sống tinh thần.
  • D. Không làm những việc dễ dàng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác