Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 12 Kết nối chủ đề 1: Phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 12 kết nối tri thức chủ đề 1: Phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là bước xây dựng kế hoạch để tham gia các hoạt động phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn ở trong trường?

  • A. Mục đích tham gia.
  • B. Thời gian tham gia.
  • C. Công việc có thể tham gia.
  • D. Xây dựng ý tưởng.

Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa của hoạt đồng phát triển các mối quan hệ đối với cá nhân?

  • A. Tạo sự đa dạng trong các mối quan hệ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong học tập, lối sống.
  • B. Phát triển các phẩm chất và năng lực.
  • C. Nhận được nhiều lời khuyên và sựu giúp đỡ khi cần thiết.
  • D. Tạo được một cuộc sống lành mạnh.

Câu 3: Mạng xã hội giúp chúng ta mở rộng

  • A. mối quan hệ bạn bè, kết thân được với nhiều người từ khắp nơi trên thế giới.
  • B. sự trao đổi kiến thức với các bạn trong trường.
  • C. sự tin tưởng đối với mọi người.
  • D. phạm vi hoạt động, vui chơi.

Câu 4: Cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ với thầy cô là

  • A. đi du lịch nhiều.
  • B. chủ động kể về cuộc sống hằng ngày.
  • C. thăm hỏi thầy cô lúc đau ốm.
  • D. tham gia hoạt động tình nguyện vùng sâu, vùng xa.

Câu 5: Đâu không phải là ý nghĩa của hoạt đồng phát triển các mối quan hệ đối với tập thể?

  • A. Tăng cường tinh thần đoàn kết.
  • B. Phát triển kĩ năng hợp tác.
  • C. Tạo một tập thể vững mạnh.
  • D. Tạo môi trường thân thiện trong nhà trường, xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc.

Câu 6: Đâu không phải là ý nghĩa của hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân?

  • A. Phát triển tinh thần trách nhiệm của bản thân với tập thể.
  • B. Tạo động lực phấn đấu cho bản thân trong học tập và tham gia hoạt động tập thể của trường lớp.
  • C. Phát triển kĩ năng hợp tác.
  • D. Gắn kết các thành viên trong lớp, trong trường.

Câu 7: Đâu không phải là ý nghĩa của hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường đối với tập thể?

  • A. Giúp cho công việc được hoàn thành nhanh chóng hiệu quả.
  • B. Thêm tự hào, yêu thương, yêu lớp, gắp bó với trường lớp.
  • C. Quảng bá hình ảnh của nhà trường trong cộng đồng.
  • D. Xây dựng khối đoàn kết giữa nhiều thế hệ học sinh, tiếp tục phát huy truyển thống của nhà trường.

Câu 8: Ý nào dưới đây nói không đúng về mạng xã hội?

  • A. Giúp chúng ta mở rộng được quan hệ bạn bè, kết thân được với nhiều người trên thế giới.
  • B. Giúp chúng ta được mở mang kiến thức.
  • C. Mạng xã hội là ảo nên quan hệ bạn bè trên mạng cũng là ảo.
  • D. Chia sẻ những khoảnh khắc hàng ngày cho người thân và bạn bè.

Câu 9: Đâu không phải là cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung?

  • A. Biết lắng nghe người khác.
  • B. Tham gia đóng góp ý tưởng hoạt động.
  • C. Bảo thủ theo ý kiến của riêng mình.
  • D. Tôn trọng các quyết định chung của nhóm.

Câu 10: Cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ với bạn bè là

  • A. thái độ không hợp tác.
  • B. chủ động làm quen.
  • C. ít liên lạc.
  • D. hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao.

Câu 11: Đâu là cách xác định những cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung?

  • A. Đặt ra mục tiêu chung.
  • B. Chỉ nghe theo ý kiến của mình.
  • C. Hiếu thắng.
  • D. Không có sự thấu hiểu.

Câu 12: Ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ đối với cá nhân là gì?

  • A. Tạo sự đa dạng trong các mối quan hệ, học hỏi được nhiều kinh nghirmj trong học tập, lối sống.
  • B. Phát triển kĩ năng đọc hiểu.
  • C. Tăng cường tinh thần đoàn kết.
  • D. Tăng khả năng sáng tạo, tư duy trong làm việc.

Câu 13: Ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ đối với tập thể là gì?

  • A. Nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết.
  • B. Nhận được nhiều lời khuyên.
  • C. Tạo lối sống lành mạnh.
  • D. Tạo một tập thể vững mạnh.

Câu 14:  Nhóm của Hằng được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước ngày biểu diễn thì một thành viên bị ốm. Nếu em là Hằng, em sẽ giải quyết như thế nào?

  • A. Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ.
  • B. Thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu.
  • C. Nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.
  • D. Vẫn bảo bạn hoàn thành tiết mục của lớp.

Câu 15: Nhân vật nào dưới đây được biết đến với câu chuyện 10 năm cõng người bạn tật nguyền đi học ở Thanh Hóa?

  • A. Nguyễn Văn Duy.
  • B. Ngô Minh Hiếu.
  • C. Nguyễn Công Hùng.
  • D. Đoàn Phạm Khiêm.

Câu 16: Trong tiết thực hành môn Hóa học, các bạn cùng nhóm với Khánh đang làm thí nghiệm thì Khánh mang bài tập Toán ra làm. Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ đề xuát với Khánh cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn như thế nào trong tình huống trên?

  • A. Nghiêm khắc nhắc nhở Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì đó là làm việc riêng trong giờ học và thông báo cho thầy cô biết.
  • B. Nhẹ nhàng nhắc Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Khánh mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.
  • C. Chỉ trích Khánh vì việc làm của Khánh làm ảnh hường đến kết quả của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.
  • D. Mặc kệ Khánh và không quan tâm.

Câu 17: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không thể hiện sự đoàn kết?

  • A. Hợp quần gây sức mạnh.
  • B. Con chim khôn cả đàn cùng khôn, con chim dại cả đàn cùng dại.
  • C. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
  • D. Ai ơi giữ chí cho bền 

Câu 18: Tình huống nào sau đây thể hiện cách ứng xử không đúng mực của học sinh đối với thầy cô giáo?

  • A. Thầy giáo vào đến cửa lớp thì bị rơi sách và tập bài kiểm tra của học sinh, An và My chạy đến nhặt giúp thầy.
  • B. Giờ ra chơi, cô giáo ngồi bên bàn giáo viên với vẻ mệt mỏi. Học sinh mang cốc nước mời cô uống và hỏi: “Cô có sao không ạ”.
  • C. Thầy giáo đi qua sân trường, một nhóm học sinh nhìn thấy thầy nhưng bảo nhau không cần chào vì nghĩa rằng thầy không nhìn thấy mình.
  • D. Bạn Lan cùng cả lớp đứng lên cảm ơn thầy giáo vì đã dìu dắt các bạn nên người trong suốt 4 năm cấp 2.

Câu 19: Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?

  • A. Không nên giao tiếp với nhiều bạn.
  • B. Kì thị sự khác biệt.
  • C. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn.
  • D. Giữ khoảng cách với thầy cô.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác