Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều Ôn tập chương 4: Địa lí các vùng kinh tế (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều Ôn tập chương 4: Địa lí các vùng kinh tế (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta là cơ sở

  • A. Khai thác có hiệu quả các nguồn lợi kinh tế biển, hải đảo và thềm lục địa.
  • B. Khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
  • C. Giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
  • D. Tiến hành mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng với hướng chung trong giải quyết các tranh chấp vùng biển, đảo ở biển Đông.

  • A. Kiên trì nguyên tắc, giải quyết tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia.
  • B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, các bên cùng phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội.
  • C. Tham gia thực thi đầy đủ và hiệu quả tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên biển Đông, các bên cùng phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội.
  • D. Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng, đánh bắt xa bờ.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng với sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển nước ta

  • A. Bảo vệ môi trường biển cho phép nước ta phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế biển, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm chất lượng môi trường.
  • B. Đem lại nguồn tài nguyên thuỷ hải sản phong phú.
  • C. Tạo nhiều cảnh quan đẹp, thu hút khách du lịch.
  • D. Là cơ sở để gắn kết các vùng đất liền và các đảo, quần đảo xa bờ.

Câu 4: Một trong những định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

  • A. Phát triển dịch vụ cảng biển, du lịch biển và sinh thái.
  • B. Tập trung sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn, nông nghiệp hữu cơ.
  • C. Tập trung các ngành công nghệ cao, sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử.
  • D. Xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

  • A. Là cửa ngõ của Tây Nguyên và Nam Lào.
  • B. Chất lượng nguồn lao động đứng đầu cả nước.
  • C. Có thế mạnh phát triển rừng, biển, khoáng sản.
  • D. Ở vị trí tiếp giữa Vùng kinh tế trọng điểm Bắc và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Câu 6: Điểm giống nhau về thế mạnh của Vùng kinh tế trọng điẻm Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. Nguồn lao động lớn và chất lượng nguồn lao động hàng đầu.
  • B. Lịch sử khai thác lâu đời.
  • C. Tiềm năng kinh tế mạnh, trình độ phát triển kinh tế cao.
  • D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đồng bộ.

Câu 7: Hướng chủ yếu trong công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải là

  • A. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao.
  • B. Đẩy mạnh các ngành thương mại, ngân hàng, du lịch.
  • C. Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.
  • D. Phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.

Câu 8: Tỷ lệ dân số thành thị của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm

  • A. 26.1 %.
  • B. 26.2 %.
  • C. 26.3 %.
  • D. 26.4 %.

Câu 9: Các nhóm đất chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Đất phù sa, Đất phèn, Đất mặn.
  • B. Đất ba dan, Đất phù sa, Đất phèn.
  • C. Đất feralit, Đất mặn, Đất phù sa.
  • D. Đất phù sa, Đất feralit, Đất ba dan.

Câu 10: Đồng bằng sông Cửu Long thuộc kiểu khí hậu

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Cận nhiệt.
  • C. Cận xích đạo.
  • D. Xích đạo.

Câu 11: Hai con sông chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Sông Tiền, Sông Đồng Nai.
  • B. Sông Tiền, Sông Hậu.
  • C. Sông Hậu, Sông Vàm Cỏ.
  • D. Sông Sài Gòn, Sông Tiền.

Câu 12: Hai loại đất chính của Đông Nam Bộ là

  • A. Đất ba dan và đất xám phù sa cổ.
  • B. Đất phù sa và đất feralit.
  • C. Đất phèn và đất mặn.
  • D. Đất phù sa và đất ba dan.

Câu 13: Vùng kinh tế phát triển nhất của nước ta là

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 14: Trữ năng thuỷ điện của Tây Nguyên chiếm khoảng 

  • A. Hơn 25 %.
  • B. Hơn 26 %.
  • C. Hơn 27 %.
  • D. Hơn 28 %.

Câu 15: Năm 2021, diện tích cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên chiếm

  • A. Hơn 30 %.
  • B. Hơn 40 %.
  • C. Hơn 50 %.
  • D. Hơn 60 %.

Câu 16: Loại cây chủ lực của Tây Nguyên là

  • A. Chè.
  • B. Hạt điều.
  • C. Cà phê.
  • D. Tiêu.

Câu 17: Năm 2021, loại cây chiếm hơn 2/3 diện tích và sản lượng của cả nước là

  • A. Cà phê.
  • B. Bơ.
  • C. Sầu riêng.
  • D. Hồ tiêu.

Câu 18: Nguyên nhân khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ mưa tập trung vào cuối thu đầu đông

  • A. Chịu ảnh hưởng của bão.
  • B. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
  • C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và giải hội tụ nhiệt đới.
  • D. Chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam.

Câu 19: Đá vôi tập trung nhiều ở thành phố nào?

  • A. Thanh Hoá.       
  • B. Nghệ An.                    
  • C. Hà Tĩnh.            
  • D. Quảng Bình.

Câu 20: Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A. khả năng mở rộng diện tích khá lớn.
  • B. phần lớn đất phù sa không được bồi đắp.
  • C. diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa.
  • D. đất nhiều nơi đang bị bạc màu.

Câu 21: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển thủy điện từ

  • A. năm 50 thế kỉ XX.                                   
  • B. năm 60 thế kỉ XX.
  • C. năm 70 thế kỉ XX.                                   
  • D. năm 80 thế kỉ XX.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác