Dễ hiểu giải Địa lí 12 Cánh diều bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Giải dễ hiểu bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 19. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

MỞ ĐẦU

Trung du và miền núi Bắc Bộ (hay Trung du và miền núi phía Bắc) là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường của cả nước; thiên nhiên phân hoá đa dạng, có nhiều dân tộc cùng sinh sống,... Vậy vùng có các thế mạnh nào và việc khai thác các thế mạnh để phát triển kinh tế ra sao? Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng là gì?

Giải nhanh:

Các thế mạnh và việc khai thác các thế mạng để phát triển kinh tế:

- Khai thác khoáng sảnVới tiềm năng về tài nguyên khoảng sản phong phú, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành khai thác và chế biển khoảng sản phát triển.

- Khai thác thuỷ điện: Vùng có trữ năng thuỷ điện dồi dào, nhiều nhà máy có công suất lớn nhất cả nước đã được xây dựng và cung cấp nguồn điện lớn cho quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo động lực cho sự phát triển vùng.

- Các ngành công nghiệp khác: Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống phát triển, phân bố rộng khắp các tỉnh trong vùng nhớ những thế mạnh về nguồn nguyên liệu, lao động và thương hiệu nổi tiếng. Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính của vùng phát triển mạnh sau năm 2012 

Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng:

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đồng thời, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh quốc phòng được đảm bảo, chủ quyền quốc gia được bảo vệ vững chắc.

- Vùng có đường biên giới dài với Trung Quốc và Lào, có nhiều cửa khẩu, thuận lợi cho giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế và hội nhập.

- Việc khai thác các thế mạnh để phát triển kinh tế, trong đó có du lịch góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao ý thức cho cộng đồng dân tộc, tăng cường giáo dục an ninh quốc phòng, xây dựng tỉnh đoàn kết hữu nghị, ổn định và phát triển bền vững.

I. KHÁI QUÁT

CH: Dựa vào thông tin và hình 19.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Trình bày về phạm vi lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

BÀI 19. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Giải nhanh:

* Vị trí địa lí

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích lãnh thổ lớn ở nước ta. Vùng tiếp giáp với nước láng giềng Trung Quốc và Lào, giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Vùng có đường biên giới Việt – Trung và Việt – Lào dài, thông thương qua nhiều cửa khẩu biên giới. Phía đông nam của vùng liền kể với vùng kinh tế năng động, phát triển bậc nhất nước ta.

* Phạm vi lãnh thổ

Phạm vi lãnh thổ của vùng bao gồm 14 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyễn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình. Diện tích tự nhiên của vùng khoảng 95,2 nghìn km², chiếm 28,7% diện tích cả nước (năm 2021).

CH: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày khái quát về dân số của vùng.

Giải nhanh:

- Năm 2021, dân số vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là khoảng 12,9 triệu người, mật độ dân số trung bình là 136 người/km², tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,05%.

- Cơ cấu dân số trong nhóm 0 - 14 tuổi chiếm 27,9%, nhóm 15 – 64 tuổi chiếm 65,1% và nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 7,0 % (năm 2021). Tỉ lệ dân số thành thị còn thấp, khoảng 20,5%.

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, HMông, Dao,... Các dân tộc cư trú xen kẽ, có kinh nghiệm sản xuất bản địa lâu đời, phong phú, luôn đoàn kết, chia sẻ, cùng nhau phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

II. CÁC THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

CH: Dựa vào thông tin và hình 19.2, hãy:

- Chứng minh thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Chứng minh thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

BÀI 19. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Giải nhanh:

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất: 

+ Vùng có địa hình đa dạng, phức tạp, gồm các dãy núi cao, điên hình là dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Địa hình cac-xtơ khá phổ biến, các cao nguyên (Sơn La, Mộc Châu,...), dạng địa hình đồi thấp.

+ Đất fe-ra-lít đỏ vàng chiếm 2/3 diện tích của vùng.

=> Điều này tạo nên thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế khác nhau như: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn, sản xuất công nghiệp và hoạt động du lịch.

- Khí hậu:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hoả rõ rệt theo độ cao địa hình, thuận lợi cho các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như: chè, rau, đậu, cây dược liệu, cây ăn quả.....

- Sông ngòi:

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là đầu nguồn của một số sông thuộc hệ thống sông Hồng như: sông Đà, sông Chảy, sông Gâm,... có trữ năng thuỷ điện dồi dào.

=> Đây là cơ sở để xây dựng các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất cả nước.

- Khoáng sản:

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu tài nguyên khoáng sản, da dạng về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ.

+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: a-pa-tit (Lào Cai), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang), chỉ – kẽm (Bắc Kạn), sắt (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang....), than (Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La,...).

- Rừng: 

+ Vùng có diện tích rừng lớn, chiếm 36,5% diện tích rừng toàn quốc (năm 2021),

+ Nhiều vườn quốc gia (Ba Bể, Hoàng Liên, Xuân Sơn,...) với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan đẹp là cơ sở cho phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và lao động:

+ Nguồn lao động khá đông (chiếm khoảng 46% dân số của vùng), tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 25,9%, cao hơn trung binh cả nước (năm 2021).

- Cơ sở hạ tầng:

+ Cơ sở hạ tầng trong vùng đang được đầu tư nâng cấp, trong đó đường bộ khá phát triển với hệ thống các quốc lộ từ đầu mối giao thông Hà Nội đến các địa phương trong vùng, các quốc lộ chạy dọc biên giới, các tuyến đường cao tốc (trong đó cao tốc Hà Nội – Lào Cai đã đi vào hoạt động)....

+ Vùng còn có các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp đang khai thác có hiệu quả, tạo thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư, giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế.

- Chính sách: 

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, có các trung tâm giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học (ở Thái Nguyên, Sơn La,...).

=> Đây là cơ sở để vùng khai thác thế mạnh phát triển kinh tế.

III. KHAI THÁC THẾ MẠNH VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

CH: Dựa vào thông tin và hình 19.2, 19.2, hãy:

- Trình bày việc khai thác thế mạnh để phát triển công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Trình bày hướng phát triển công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

BÀI 19. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

BÀI 19. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Giải nhanh:

* Thế mạnh phát triển

- Khai thác khoáng sản:

Với tiềm năng về tài nguyên khoảng sản phong phú, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành khai thác và chế biển khoảng sản phát triển.

- Khai thác a-pa-tít ở Cam Đường (Lào Cai) phục vụ công nghiệp sản xuất phân bón. Sản lượng a-pa-tít khai thác năm 2021 của vùng đạt 2,7 triệu tấn.

- Khai thác than ở Thái Nguyên, Lạng Sơn; khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên, Lào Cai, khai thác đồng ở Lào Cai, Sơn La, khai thác chỉ – kêm ở Bắc Kạn....; khai thác quặng đất hiếm ở Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai.... khai thác đá vôi phân bố ở nhiều nơi trong vùng như ở Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên.....

- Khai thác thuỷ điện:

+ Vùng có trữ năng thuỷ điện dồi dào, nhiều nhà máy có công suất lớn nhất cả nước đã được xây dựng và cung cấp nguồn điện lớn cho quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo động lực cho sự phát triển vùng. 

+ Các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn đều nằm trên lưu vực sông Đà như: Sơn La (2 400 MW), Hoà Bình (1 920 MW). Lai Châu (1 200 MW), Huội Quảng (520 MW)....

- Các ngành công nghiệp khác

+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống phát triển, phân bố rộng khắp các tỉnh trong vùng nhớ những thế mạnh về nguồn nguyên liệu, lao động và thương hiệu nổi tiếng như: chế biến chè ở Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ,.... chế biến rau quả ở Sơn La.....

+ Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính của vùng phát triển mạnh sau năm 2012 nhờ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung ở Thái Nguyên, Bắc Giang.

* Hướng phát triển công nghiệp của vùng

- Phát triển hiệu quả các cơ sở khai thác gắn với chế biến các loại khoảng sản như: a-pa-tit (Lào Cai), ni-ken, dồng (Sơn La), sắt (Thái Nguyên, Lào Cai); thiếc (Cao Bằng).....

- Phát triển địa bàn trọng điểm thuỷ điện quốc gia ở khu vực Tây Bắc. 

- Xây dựng trung tâm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Thái Nguyên, Bắc Giang, trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp tại Sơn La.....

CH: Dựa vào thông tin và hình 19.1, 19.2, hãy:

- Trình bày việc khai thác thế mạnh để phát triển các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Trình bày hướng phát triển các cây trồng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

BÀI 19. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

BÀI 19. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Giải nhanh:

* Thế mạnh phát triển

- Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất của vùng là cây chè, chiếm khoảng 80% diện tích cả nước (năm 2021).

- Các vùng chuyên canh chè tập trung ở Thái Nguyên, Hà Giang. Phú Thọ. Tuyên Quang, Sơn La,... với các thương hiệu chẻ nổi tiếng trong nước và quốc tế là chè Tân Cương (Thái Nguyên), chè Shan tuyết Mộc Châu (Sơn La), Hà Giang.....

- Cây dược liệu có diện tích ngày càng tăng và là cây thế mạnh của vùng, nổi bật là cây hồi (chiếm 100 % diện tích cả nước), tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn,... Cây sa nhân (trên 93% diện tích cả nước) được trồng nhiều ở Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang. Ngoài ra, vùng còn có các cây dược liệu khác như: quế, tam thất, thảo quả,....

- Cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ được phát triển mạnh chỉ sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tăng nhanh, bao gồm cả cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới (xoài, na, dứa), cận nhiệt (bưởi, nhãn, vải,...) và ôn đới (đào, mận,...). Cây ăn quả trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hoà Bình....

- Các loại rau của vùng có diện tích lớn và ngày càng mở rộng để tận dụng lợi thể về đất, khí hậu. Rau được trồng nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Hoà Bình,...

* Hướng phát triển các cây trồng của vùng

- Hướng phát triển các cây trồng của vùng là tập trung trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu gắn với công nghiệp chế biến.

- Phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, xanh, sạch, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

CH: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày việc khai thác thế mạnh để phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Giải nhanh:

- Đàn gia súc lớn chủ lực của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là trâu và bỏ (lấy thịt, sữa). 

- Vùng dẫn đầu cả nước về đàn trâu. 

- Trâu được nuôi nhiều ở Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai và Cao Bằng.

- Đàn bò (thịt và sữa) ngày càng tăng, trong đó bỏ sữa được nuôi nhiều ở Mộc Châu (Sơn La).....

IV. Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI AN NINH QUỐC PHÒNG

CH: Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Giải nhanh:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích lãnh thổ rộng thứ hai cả nước, với nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, góp phần củng cố sức mạnh về an ninh quốc phòng của vùng.

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đồng thời, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh quốc phòng được đảm bảo, chủ quyền quốc gia được bảo vệ vững chắc.

- Vùng có đường biên giới dài với Trung Quốc và Lào, có nhiều cửa khẩu, thuận lợi cho giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế và hội nhập.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là căn cứ địa cách mạng, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá của nhiều thời kì lịch sử dựng nước và giữ nước. Việc khai thác các thế mạnh để phát triển kinh tế, trong đó có du lịch góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao ý thức cho cộng đồng dân tộc, tăng cường giáo dục an ninh quốc phòng, xây dựng tỉnh đoàn kết hữu nghị, ổn định và phát triển bền vững.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Câu 1: Vẽ sơ đồ thể hiện các thế mạnh để phát triển kinh tế ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Giải nhanh:

BÀI 19. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Câu 2: Thu thập tài liệu, viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong các sản phẩm nổi bật của vùng:

- Một cây trồng cận nhiệt hay ôn đới.

- Một ngành công nghiệp.

Giải nhanh:

Cây chè - Nét đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Cây chè là một trong những cây công nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích chè lớn nhất cả nước, với hơn 120.000 ha. Chè được trồng ở nhiều tỉnh, thành phố trong vùng, như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang. Chè của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nổi tiếng về chất lượng thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng.Vùng này được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu ôn hòa, mát mẻ, cùng với địa hình đồi núi xen kẽ, tạo điều kiện thích hợp cho cây chè phát triển. Cây chè có những đặc điểm như ưa khí hậu mát mẻ, ẩm ướt, nhiệt độ trung bình từ 18°C đến 25°C; thích hợp với loại đất feralit có độ pH từ 5,5 đến 6,5. Cây chè có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là chè Mộc Châu, chè Thái Nguyên, chè Shan Tuyết. Cây chè cũng đem lại những giá trị to lớn cho người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Cây chè là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các loại chè khác nhau, như chè xanh, chè đen, chè mạn. Chè có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: thanh nhiệt, giải độc, chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng. Chè là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Cây chè gắn liền với đời sống văn hóa của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.  Chè được sử dụng trong các dịp lễ Tết, cúng bái tổ tiên. Cây chè là biểu tượng cho sự thanh tao, tinh khiết. Cây chè là một loại cây trồng quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Cây chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đẹp và gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác