Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cây thanh long có thể chịu được nhiệt độ nào sau đây?

  • A. 20oC.                                         
  • B. 24oC.
  • C. 50oC.                             
  • D. 30oC.

Câu 2: Cây thanh long có thể trồng trên loại đất có tỉ lệ cát 

  • A. 10%.
  • B. 20%.
  • C. 30%.
  • D. 50%.

Câu 3: Ở miền Bắc nước ta nên tránh trồng thanh long vào thời điểm nào?

  • A. Mùa Xuân.
  • B. Mùa Hạ.
  • C. Mùa Thu.
  • D. Mùa Đông.

Câu 4: Cây thanh long thường được trồng với mật độ 

  • A. 600 - 700 trụ/ha.
  • B. 900 - 1000 trụ/ha.
  • C. 600 - 900 trụ/ha.
  • D. 200 - 300 trụ/ha.

Câu 5: “Trộn đất tơi xốp rồi đặt cây sống vào lớp đất sâu” là kỹ thuật của giai đoạn nào trong chăm sóc cây thanh long?

  • A. Lựa chọn thời vụ cây trồng.
  • B. Xác định mật độ cây trồng.
  • C. Chuẩn bị trụ hoặc giàn. 
  • D. Trồng cây.

Câu 6: Nguồn gốc của cây thanh long ở đâu?

  • A. Vùng ôn đới Trung Mỹ.
  • B. Vùng nhiệt đới Trung Mỹ.
  • C. Vùng nhiệt đới Châu Âu.
  • D. Vùng nhiệt đới Châu Á.

Câu 7: Cây thanh long có mấy loại rễ?

  • A. 1 loại.
  • B. 2 loại.
  • C. 4 loại.
  • D. 3 loại.

Câu 8: Cây thanh long là loại thực vật ___________

  • A. thân leo.
  • B. thân mềm.
  • C. thân gỗ.
  • D. thân bò.

Câu 9: Mỗi năm cây thanh long mọc bao nhiêu đợt cành?

  • A. 1 - 2.
  • B. 3 - 5.
  • C. 4 - 8.
  • D. 3 - 4.

Câu 10: Hình ảnh dưới đây thuộc bộ phận nào của cây thanh long?

A close up of a plant

Description automatically generated

  • A. Chồi non.
  • B. Lá thanh long.
  • C. Hoa thanh long.
  • D. Quả thanh long.

Câu 11: Chọn phát biểu sai.

  • A. Lá thanh long tiêu biến thành gai.
  • B. Hoa thanh long thuộc loại đơn tính.
  • C. Hoa thanh long thuộc loại lưỡng tính.
  • D. Cây thanh long thường ra hoa vào tháng 4 - 10.

Câu 12: Khối lượng của quả thanh long trưởng thành dao động khoảng

  • A. 300 - 500g.
  • B. 3kg - 5kg.
  • C. 200 - 300g.
  • D. 500 - 600g.

Câu 13: Thời gian hoa thanh long nở đến khi thu hoạch quả khoảng bao nhiêu ngày?

  • A. 20 - 35 ngày.
  • B. 52 - 80 ngày.
  • C. 70 - 90 ngày.
  • D. 22 - 30 ngày.

Câu 14: Hiện nay có bao nhiêu loại quả thanh long?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 15: Nhiệt độ thích hợp để thanh long phát triển là 

  • A. 20 – 24oC.
  • B. 24 – 26oC.
  • C. 25 – 35oC.
  • D. 20 - 30oC.

Câu 16: Nếu trồng thanh long ở nơi có nhiệt độ quá cao thì sẽ ảnh hưởng như thế nào?

  • A. Lá cây phát triển tốt không ra hoa.
  • B. Cây cho nhiều trái hơn.
  • C. Mầm hoa khó hình thành, sẽ không cho nhiều quả.
  • D. Bộ rễ cây phát triển tốt.

Câu 17: Nếu cây thanh long trồng ở nơi có cường độ ánh sáng yếu thì sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

  • A. Lá cây phát triển tốt không ra hoa.
  • B. Hoa sẽ rụng và quả sẽ nhỏ.
  • C. Mầm hoa khó hình thành, sẽ không cho nhiều quả.
  • D. Thân cây gầy yếu, cây chậm cho quả và số quả ít.

Câu 18: Hoa bị rụng và quả bị nhỏ hơn là ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh nào?

  • A. Thiếu ánh sáng.
  • B. Thiếu nước.
  • C. Nhiệt độ quá cao.
  • D. Đất nhiều chất dinh dưỡng.

Câu 19: “Sử dụng chế phẩm vi sinh” thuộc nhóm biện pháp nào trong việc để phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài?

  • A. Biện pháp cơ giới.
  • B. Biện pháp canh tác.
  • C. Biện pháp sinh học.
  • D. Biện pháp hóa học.

Câu 20: Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long là

  • A. Để thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
  • B. Để tăng khả năng sinh trưởng của cây thanh long 
  • C. Để tăng khả năng chống chịu của cây thanh long 
  • D. Đề kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác