Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THANH LONG

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

-  Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây thanh long.

- Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây thanh long.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

- Rễ: Cây thanh long có hai loại rễ là rễ địa sinh và rễ khí sinh

- Thân và cành: Thanh long là cây thân mềm. Thân và cành thường có ba cánh đẹp, màu xanh.

- Lá: Lá thanh long tiêu biến thành gai. Sát với gai có mầm ngủ có thể phân hóa thành hoa hoặc cành mới

- Hoa: Hoa thanh long là hoa lưỡng tính, có kích thước lớn, chiều dài trung bình 25 – 35 cm, ra hoa vào tháng 4 – 10 và nở vào ban đêm.

- Quả: Quả thanh long to, hình bầu dục, khối lượng khoảng 300 – 500 g tùy theo giống. Thời gian từ lúc nở hoa đến khi thu hoạch quả khoảng 22 – 30 ngày.

II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Nhiệt độ

  • Thanh long ưa nhiệt độ cao (thích hợp 25 – 35 độ C), chịu hạn tốt
  • Thường được trồng ở các vùng nóng

2. Ánh sáng

Cây thanh long ưa trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh

3. Độ ẩm

  • Thanh long là cây chịu hạn tốt
  • Lượng mưa thích hợp dao động khoảng 800 – 2000 mm/ năm và phân bố đều trong năm

4. Đất

  • Thanh long trồng được trên nhiều loại đất như đất xám bạc màu, đất phèn, đất đỏ.
  • Nên chọn đất trồng có tỉ lệ cát khoảng 30 – 40 %, tầng canh tác khoảng 30 – 50 cm
  • Độ pH thích hợp trong khoảng 6,0 – 7,5.

III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

1. Lựa chọn thời vụ trồng cây

  • Thanh long có thể trồng quanh năm ở nơi có thể chủ động nước tưới
  • Ở miền Bắc: nên tránh trồng vào thời gian rét

2. Xác định mật độ trồng cây

  • Thanh long thường được trồng theo trụ với mật độ 900 – 1000 trụ/ha, mỗi trụ trồng 4 cây phân bố đầu 4 hướng.
  • Nếu trồng trên giàn, khoảng cách cây trên một luống là 0,4 – 0,5m; khoảng cách cây giữa hai luống là 2,5 – 3m

3. Chuẩn bị trụ hoặc giàn

  • Hiện nay, thương dùng trụ bê tông để trồng cây thanh long thay cho trụ gỗ. 
  • Trụ có đường kính khoảng 20 – 25 cm, dài 2,5m, chôn trụ sâu 50 – 70 cm.
  • Kĩ thuật mới là trồng cây có giàn đỗ như xà đơn chạy dọc theo luống, chiều cao giàn trên mặt đất khoảng 1 – 1,2m

4. Trồng cây

  • Sau khi chôn trụ, đào đất, đắp ụ xung quanh trụ với bánh kính 75 cm.
  • Đối với kĩ thuật trồng theo giàn, cần làm đất tơi xốp, lên luống rộng 1,2 – 1,5m
  • Bó 10 – 15 kg phân chuồng và 0,5 kg super lân hoặc lân nung chảy.
  • Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế cho phân chuồng với liều lượng 1 – 2kg/ trụ.

5. Bón phân

  • Bón phân ở thời kì trước khi thu hoạch quả: từ lúc trồng đến khi cây đc 2 năm tuổi
  • Bón phân ở thời kì thu hoạch quả: Từ năm 3, lượng phân chia thành 6 lần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

6. Tưới nước

  • Duy trì độ ẩm đất khoảng 65 – 80%
  • Ở thời kì cho quả, tùy theo mùa, độ tuổi của cây nên tưới 30 – 50 lít/ trụ, 3 – 5 lần một ngày
  • Nên áp dụng tưới nhỏ giọt hoặc phun mưa để tiết kiệm nước và công lao động

7. Phòng trừ sâu, bệnh

  • Cây thanh long có thể bị hại bởi các loại kiến, ôc sên, sâu khoang, ruồi đục quả, rệp
  • Các loại bệnh phổ biến như thối đầu quả, đốm nâu trên cành, đốm trắng, thán thư, thối quả
  • Để phòng trừ sâu, bệnh, cần áp dụng các biện pháp sau: 

BÀI 6. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THANH LONG

8. Tỉa cành và tạo tán

  • Tỉa cành và tạo tán làm cho cây thông thoáng và tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới, giảm sâu, bệnh
  • Sau khi trồng được 2 – 3 tuần, tỉa để lại 2 – 3 cành trên một gốc; dùng dây mềm buộc cố định với trụ, tránh bị gãy khi mưa, gió mạnh.
  • Khi cành dài vượt khỏi đinh trụ khoảng 40 – 50 cm, tiến hành vin cành vắt qua đỉnh trụ hoặc xà ngang giàn và phân bố đều về các phía.
  • Từ năm thứ 2, tỉa chỉ để lại 1 – 2 cành cấp 1; trên mỗi cành cấp 1, tỉa để lại 2 – 3 cành cấp 2
  • Mỗi đoạn cành chỉ giữ lại 1 – 2 nụ/ cành.

9. Điều khiển ra hoa, đậu quả

  • Thanh long là cây cần thời gian chiếu sáng ngày dài để phân hóa mầm hoa nên có thể chiếu sáng bổ sung 4 – 5 giờ/ đêm để kích thích cây ra hoa trái vụ từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
  • Để tăng khả năng đậu quả khi xử lí cây thanh long bằng chiếu sáng bổ sung, cần kết hợp với các biện pháp cắt tỉa, bón phân và thụ phấn.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 trồng cây ăn quả CD bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc, Ôn tập Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác