Trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quá trình chăm sóc gia súc cái sinh sản trải qua mấy giai đoạn?
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn.
D. 5 giai đoạn
Câu 2: Tại sao cần xây dựng chuồng nuôi gà cách xa khu vực người ở?
A. Dễ thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gà.
B. Giữ vệ sinh môi trường sống cho con người.
C. Có nguồn thức ăn, rau xanh bổ sung cho đàn gà.
D. Có nguồn nước để vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống.
Câu 3: Ở nước ta, tỉnh nào nuôi tôm nhiều?
A. Tỉnh Cà Mau
B. Tỉnh Quảng Ninh
C. Tỉnh Quảng Nam
D. Tỉnh Đồng Nai
Câu 4: Thực vật đáy, thực vật bậc cao là thức ăn cho
A. Động vật đáy
B. Chất vẩn
C. Tôm, cá
D. Vi khuẩn
Câu 5: Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là
A. đánh bắt xa bờ.
B. đánh bắt ven bờ.
C. trang bị vũ khí quân sự.
D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.
Câu 6: Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì
A. Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến.
B. Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.
C. Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
D. Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.
Câu 7: Cá tra được nuôi nhiều ở tỉnh nào?
A. Tỉnh Thanh Hóa
B. Tỉnh An Giang
C. Tỉnh Hải Dương
D. Tỉnh Bình Định
Câu 8: Tác dụng của việc thả gà ra vườn chăn thả khi mặt trời mọc và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời lặn để:
A. tăng cường thêm chất dinh dưỡng cho gà
B. xương và cơ thể gà rắn chắc hơn
C. hạn chế tình trạng gà tái nhiễm bệnh sau khi trị bệnh
D. hoàn thiện chức năng tiêu hóa của gà con
Câu 9: Vườn (bãi) chăn thả gà nên có diện tích tối thiểu là bao nhiêu thì phù hợp?
A. 1 - 2 m2/con
B. 0,5 - 2 m2/con
C. 0,5 - 1 m2/con
D. 0,2 - 0,5 m2/con
Câu 10: Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thủy sản?
A. Ruốc cá hồi.
B. Xúc xích.
C. Cá thu đóng hộp.
D. Tôm nõn.
Câu 11: Collagen được sản xuất từ nguyên liệu nào?
A. Xương cá.
B. Thịt cá.
C. Da cá.
D. Mỡ cá.
Câu 12: Một trong những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành thủ sản ở nước ta trong những năm qua là
A. Sự phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản
B. Hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng nhu cầu
C. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước
D. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế
Câu 13: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành thủy sản của nước ta hiện nay?
A. Phương tiện tàu tuyền, ngư cụ còn lạc hậu, không được trang bị mới
B. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển
C. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thủy sản
D. Các mặt hàng thủy sản chưa được chấp nhận ở thị trường Hoa Kì
Câu 14: Nếu xây dựng chuồng gà lót nền một lớp đệm (trấu dâm bào, mùn cưa,...) thì lớp đệm này dày bao nhiêu?
A. 10 cm đến 15 cm
B. 15 cm đến 20 cm
C. 7 cm đến 10 cm
D. 5 cm đến 8 cm
Câu 15: Chọn ý đúng: Để đảm bảo độ thông thoáng, chuồng cần phải làm cao; tường gạch xây cao từ ...?
A. 30 cm đến 50 cm
B. 20 cm đến 30 cm
C. 50 cm đến 60 cm
D. 20 cm đến 40 cm
Câu 16: Chăm sóc, phỏng và trị bệnh cho vật nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến vật nuôi?
A. Vật nuôi khoẻ mạnh, phát triển toàn diện
B. Vật nuôi thích nghi với điều kiện sống.
C. Vật nuôi dễ dàng tiêu thụ thức ăn.
D. Vật nuôi phát triển cân đối về ngoại hình.
Câu 17: Mục tiêu của chăn nuôi đực giống là
A. cho ra nhiều con giống tốt nhất.
B. nhanh lớn, nhiều nạc.
C. càng béo càng tốt.
D. nhanh lớn, khoẻ mạnh.
Câu 18: Ý nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản?
A. Cho con vật ăn thật nhiều để càng béo càng tốt.
B. Tiêm phòng đầy đủ.
C. Đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng khí.
D. Giữ vệ sinh thân thể và cho uống đủ nước.
Câu 19: Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia súc cái sinh sản giai đoạn mang thai?
A. Vật nuôi khoẻ mạnh để nuôi thai.
B. Có nhiều sữa.
C. Lớn nhanh và cho nhiều thịt.
D. Con sinh ra khoẻ mạnh.
Câu 20: Đâu là định nghĩa đúng về “sữa đầu”?
A. Sữa đầu là sữa được con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài trong khoảng 1 tuần.
B. Sữa đầu là sữa chỉ được tiết ra khi con mẹ đã sinh con được 1 tuần và kéo dài trong khoảng 1 tuần tiếp theo.
C. Sữa đầu là sữa được con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài khoảng 2 tuần.
D. Sữa đầu là sữa do con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài khoảng 3 tuần
Câu 21: Trong các cách cho đực giống ăn sau đây, cách nào là đúng?
A. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.
B. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu lipid.
C. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.
D. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất lipid.
Câu 22: Điền từ/ cụm từ thích hợp dưới đây vào chỗ trống
(kháng thể, tiêu diệt, miễn dịch, vaccine)
Khi đưa (1) …………….. vào cơ thể vật nuôi khoẻ mạnh (tiêm, nhỏ mắt, nhỏ mũi, uống), cơ thể vật nuôi sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra (2) …………….. chống lại tác nhân gây bệnh. Khi bị mầm bệnh xâm nhập, cơ thể vật nuôi có khả năng (3) …………………. mầm bệnh, giúp vật nuôi khó bị mắc bệnh (gọi là vật nuôi đã có khả năng (4) ………………).
A. kháng thể / vaccine / tiêu diệt / miễn dịch.
B. vaccine / tiêu diệt / kháng thể / miễn dịch.
C. vaccine / kháng thể / tiêu diệt / miễn dịch.
D. vaccine / miễn dịch / tiêu diệt / kháng thể.
Câu 23: Yếu tố nào không ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi?
A. Nuôi dưỡng vật nuôi.
B. Chiều của chuồng nuôi.
C. Chăm sóc vật nuôi.
D. Loại cây trồng lấy bóng mát cho bãi chăn thả.
Câu 24: Đâu là việc làm đúng khi nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi trong các việc làm sau đây?
a. Tắm, chải hằng ngày cho vật nuôi.
b. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ ở chuồng nuôi.
c. Sơn màu trắng cho tường của chuồng nuôi.
d. Cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng cho vật nuôi.
e. Sử dụng loại máng ăn của vật nuôi bằng inox.
f. Thực hiện phòng, trị bệnh cho vật nuôi theo định kì.
A. a, b, c, d.
B. b, c, d, e.
C. a, b, d, e.
D. b, c, d, f.
Câu 25: Đâu không phải là đặc điểm cơ thể của vật nuôi non?
A. Sự điều tiết thân thể chưa hoàn chỉnh.
B. Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
C. Có sức khỏe và sức đề kháng khá tốt.
D. Chức năng miễn dịch chưa tốt.
Câu 26: Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non như thế nào?
A. Ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm, miễn dịch của vật nuôi non.
B. Ảnh hưởng đến khả năng bú sữa mẹ của vật nuôi non.
C. Ảnh hưởng đến khả năng vận động của vật nuôi non.
D. Ảnh hưởng đến thời gian vật nuôi non ngủ trong ngày.
Câu 27: Các việc làm phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi là:
A. Tiêm phòng và điều trị bệnh kịp thời.
B. Cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng.
C. Cho vật nuôi vận động thường xuyên.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 28: Đâu là phát biểu sai về tác dụng của việc chăm sóc vật nuôi cái sinh sản.
A. Tác động mạnh đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.
B. Giúp hoàn thiện chức năng tiêu hóa của vật nuôi con.
C. Làm tăng khả năng miễn dịch của đàn vật nuôi.
D. Đàn con được cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ.
Câu 29: Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia súc cái sinh sản giai đoạn mang thai?
A. Vật nuôi khoẻ mạnh để nuôi thai.
B. Có nhiều sữa.
C. Lớn nhanh và cho nhiều thịt.
D. Con sinh ra khoẻ mạnh.
Câu 30: Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?
A. Chăm sóc và nuôi dưỡng con mẹ tốt.
B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
C. Giữ ấm cơ thể.
D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
Câu 31: Đâu là hai chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển khung xương vững chắc và là thành phần cấu tạo tinh dịch của lợn đực giống?
A. Calcium và sắt.
B. Calcium và phosphorus.
C. Sắt và phosphorus.
D. Sắt và iodine.
Câu 32: Vì sao cần cho gia súc non bú sữa đầu càng sớm càng tốt?
A. Sữa đầu có chứa nhiều nước giúp cho con non khỏi bị khát nước.
B. Sữa đầu có chứa chất kháng sinh giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.
C. Sữa đầu có chứa chất kháng thể giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.
D. Sữa đầu chứa nhiều chất đạm giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.
Câu 33: Việc bổ sung các viên sỏi nhỏ vào thức ăn cho gà con từ tuần tuổi thứ hai trở đi nhằm mục đích gì?
A. Cung cấp một số chất khoáng cho con vật.
B. Làm cho thức ăn nhìn hấp dẫn hơn.
C. Làm tăng khối lượng thức ăn.
D. Giúp quá trình nghiền thức ăn trong dạ dày tốt hơn, làm tăng tỉ lệ tiêu hoá.
Câu 34: Đối với gà, vịt, con trống cần đạt tiêu chuẩn như thế nào?
A. Lông óng mượt, màu sặc sỡ.
B. Cơ thể không quả béo hay quá gầy, nhanh nhẹn.
C. Chức năng miễn dịch tốt.
D. Tăng trọng tốt.
Câu 35: Đối với lợn, bỏ, dê, yêu cầu đối với vật nuôi cái sinh sản là gì?
A. Cơ thể không béo quá hay gầy quá.
B. Sữa đủ để nuôi con và có thành phần dinh dưỡng tốt
C. Có chức năng miễn dịch tốt, sức đề kháng cao.
D. Cơ thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.
Câu 36: So sánh đặc điểm của vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành.
A. Sự điều tiết thân nhiệt ở vật nuôi non chưa hoàn chỉnh.
B. Chức năng của hệ tiêu hoá ở vật nuôi non chưa hoàn chỉnh.
C. Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém hơn so với vật nuôi trưởng thành.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 37: Hình ảnh nào sau đây thể hiện vai trò của chăn nuôi là cung cấp thực phẩm cho con người?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Câu 38: Đặc điểm của bò vàng Việt Nam là:
A. Lông màu vàng và mịn, da mỏng
B. Lông loang trắng đen, cho sản lượng sữa cao
C. Lông vàng hoặc nâu, vai u
D. Lông, da màu đen xám, tai mọc ngang.
Câu 39: Đặc điểm của bò sữa Hà Lan là:
A. Lông màu vàng và mịn, da mỏng
B. Lông loang trắng đen, cho sản lượng sữa cao
C. Lông vàng hoặc nâu, vai u
D. Lông, da màu đen xám, tai mọc ngang.
Câu 40: Đặc điểm của bò lai Sind là:
A. Lông màu vàng và mịn, da mỏng
B. Lông loang trắng đen, cho sản lượng sữa cao
C. Lông vàng hoặc nâu, vai u
D. Lông, da màu đen xám, tai mọc ngang.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận