Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 7 chân trời bài 13 Quy trình kĩ thuật nuôi thủy sản

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7 bài 13 Quy trình kĩ thuật nuôi thủy sản - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?

  • A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.
  • B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.
  • C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.
  • D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

Câu 2: Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu vàng cam?

  • A. Chứa nhiều tảo lục, tảo silic (có giá trị dinh dưỡng cao)
  • B. Chứa nhiều tảo lam (gây hại cho tôm cá)
  • C. Nước nhiễm phèn
  • D. Chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy, thức ăn dư thừa, nhiều khí độc

Câu 3: Việc vệ sinh, xử lí ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì?

  • A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi
  • B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá
  • C. Làm giảm độ chua (PH) của nước trong ao nuôi
  • D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước.

Câu 4: Đâu không phải cách làm để nuôi tôm, cá đạt hiệu quả?

  • A. Tìm hiểu môi trường nuôi, thức ăn, kĩ thuật nuôi trước khi quyết định nuôi tôm, cá.
  • B. Phòng bệnh cho tôm, cá bằng cách cải tạo ao, xử lí nguồn nước, quản lí, cho ăn đúng kĩ thuật.
  • C. Trên cùng một ao kết hợp cùng thả nhiều loại tôm và cá
  • D. Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật nuôi thủy sản cho người lao động.

Câu 5: Độ trong thích hợp của nước ao nuôi tôm, cá ở khoảng nào sau đây?

  • A. từ 15 cm đến 20 cm.
  • B. từ 20 cm đến 30 cm.
  • C. từ 30 cm đến 40 cm.
  • D. từ 40 cm đến 50 cm.

Câu 6: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

  • A. Độ trong của nước
  • B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
  • C. Nhiệt độ của nước
  • D. Muối hòa tan trong nước

Câu 7: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào?

  • A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí
  • B. Tháo nước cũ, thay bằng nước sạch
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 8: Có mấy phương pháp thu hoạch thủy sản?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 9: Tình trạng, chất lượng ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước. Trong nuôi thủy sản, màu nước nào là tốt nhất?

  • A. Màu nâu đen
  • B. Màu cam vàng
  • C. Màu xanh rêu
  • D. Màu xanh lục hoặc vàng lục

Câu 10: Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?

  • A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
  • B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.
  • C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.
  • D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.

Câu 11: Nhiệt độ nước thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của đa số các loài cá là

  • A. từ 15 °C đến 20 °C.
  • B. từ 20 °C đến 25 °C.
  • C. từ 20 °C đến 30 °C.
  • D. từ 29 °C đến 32 °C.

Câu 12: Khi quản lí ao nuôi, cần phải làm những công việc gì?

  • A. Dọn ao sạch sẽ để tiêu diệt những loài vi sinh vật gây hại cho tôm, cá nuôi.
  • B. Đắp bờ ao và trồng cây xanh xung quanh ao nuôi tôm, cá.
  • C. Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, màu nước, lượng thức ăn, hoạt động của tôm, cá để xử lí những hiện tượng bất thường.
  • D. Thường xuyên cung cấp và cho ăn nhiều loại thức ăn.

Câu 13: Có mấy loại thức ăn của thủy sản?

  • A. 2 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo
  • B. 2 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn viên
  • C. 3 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, thức ăn thô
  • D. 4 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, thức ăn thô, thức ăn viên

Câu 14: Muốn nuôi tôm, cá đạt năng suất cao, tránh được dịch bệnh cần phải làm thế nào?

  • A. Thực hiện đầy đủ các biện pháp cải tạo ao như: xử lí nguồn nước; chọn giống tốt; cho ăn đúng kĩ thuật; quản lí, chăm sóc và phòng, trị bệnh tốt cho tôm, cá nuôi.
  • B. Chỉ cần cho ăn đúng kĩ thuật
  • C. Chỉ cần quản lí, chăm sóc tốt
  • D. Chỉ cần cải tạo ao và xử lí tốt nguồn nước trước khi thả giống.

Câu 15: Người ta thường phòng trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây?

  • A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá.
  • B. Tiêm thuốc cho cá.
  • C. Bôi thuốc cho cá.
  • D. Cho cá uống thuốc.

Câu 16: Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?

  • A. Cho lượng thức ăn ít
  • B. Cho lượng thức ăn nhiều
  • C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.
  • D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.

Câu 17: Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì?

  • A. Cải tạo độ mặn cho nước ao.
  • B. Tạo độ trong cho nước ao.
  • C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao.
  • D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá.

Câu 18: Đâu là phương pháp thu hoạch thủy sản?

  • A. Phương pháp thu từng phần
  • B. Phương pháp thu hoạch toàn bộ
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 19: Bón phân hữu cơ vào ao trước khi thả tôm, cá có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

  • A. Các muối hòa tan trong nước
  • B. Độ PH của nước
  • C. Nhiệt độ của nước
  • D. Các khí hòa tan trong nước

Câu 20: Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu?

  • A. Chứa nhiều tảo lục, tảo silic (có giá trị dinh dưỡng cao)
  • B. Chứa nhiều tảo lam (gây hại cho tôm cá)
  • C. Nước nhiễm phèn
  • D. Chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy, thức ăn dư thừa, nhiều khí độc

Câu 21: Nhiệt độ nước thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của đa số các loài tôm là

  • A. từ 15 °C đến 20 °C.
  • B. từ 20 °C đến 30 °C.
  • C. từ 25 °C đến 35 °C.
  • D. từ 30 °C đến 35°C.

Câu 22: Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.
  • B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).
  • C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du.
  • D. Nước ao bị đục.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác