Trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chăn nuôi là một phần thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Thương mại.
D. Dịch vụ.
Câu 2: Phương thức chăn nuôi bán chăn thả có đặc điểm gì?
A. Vật nuôi đi lại tự do, không có chuồng trại.
B. Vật nuôi tự kiếm thức ăn có trong tự nhiên.
C. Vật nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tự tìm kiếm.
D. Vật nuôi chỉ sử dụng thức ăn, nước uống do người chăn nuôi cung cấp.
Câu 3: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả vai trò của việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi?
A. Giúp con vật sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Giúp con vật nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
C. Giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
D. Kéo dài thời gian nuôi.
Câu 4: Loại thức ăn cung cấp cho gà giai đoạn gà tơ là
A. Loại cám phù hợp với khả năng tiêu hóa của gà.
B. Cám, lúa, gạo, rau.
C. Cám, lúa, gạo, rau, chất đạm.
D. Đáp án khác
Câu 5: Đặc điểm sinh trưởng của cá tra như thế nào?
A. Cá tra là cá nước ngọt, thuộc họ cá da trơn, chịu được lượng oxygen thấp, có thể sống ở vùng nước lợ hay nước phèn có độ PH trên 5,5 và nhiệt độ từ 25 – 320C nên được nuôi với mật độ cao trong ao đất hoặc lồng, bè.
B. Cá tra là loài cá biển, được nuôi nhiều trên các lồng trên biển và chịu được nước biển có độ mặn cao.
C. Cá tra là loại cá da trơn, chịu được lượng oxygen cao, môi trường sống là nước ngọt, nước lợ và chịu được nhiệt độ thấp từ 12 – 180C nên cá tra nên được nuôi nhiều ở vùng cao nguyên.
D. Cá tra là cá nước lợ, da có vảy, chịu được nhiệt độ cao, được nuôi trong các lồng, bè ở các vùng nước mặn.
Câu 6: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?
A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.
B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.
C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.
D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.
Câu 7: Những nguyên nhân nào gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
A. Cải tiến công nghệ, cải tiến con giống, nâng cao năng suất nuôi thủy sản.
B. Xây dựng các công trình thủy lợi, cung cấp nước cho nuôi thủy sản.
C. Phá hoại rừng đầu nguồn, đánh bắt hủy diệt, nuôi không đúng kĩ thuật.
D. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là tiềm năng phát triển chăn nuôi ở nước ta?
A. Nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng.
B. Liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
C. Người dân cần cù, ham học hỏi và thường xuyên cập nhật kiến thức mới về chăn nuôi.
D. Diện tích đất dành cho chăn nuôi ngày càng mở rộng.
Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là triển vọng ngành chăn nuôi của nước ta?
A. Sản xuất hàng hóa theo mô hình khép kín.
B. Áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững.
C. Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
D. Chăn nuôi bằng phương thức chăn thả hoàn toàn.
Câu 10: Loại thức ăn cung cấp cho gà giai đoạn gà thịt là
A. Loại cám phù hợp với khả năng tiêu hóa của gà.
B. Cám, lúa, gạo, rau.
C. Cám, lúa, gạo, rau, chất đạm.
D. Đáp án khác
Câu 11: Loại cá nào dưới đây là cá da trơn?
A. Cá chép.
B. Cá chẽm.
C. Cá tra.
D. Cá trắm cỏ.
Câu 12: Độ trong thích hợp của nước ao nuôi tôm, cá ở khoảng nào sau đây?
A. từ 15 cm đến 20 cm.
B. từ 20 cm đến 30 cm.
C. từ 30 cm đến 40 cm.
D. từ 40 cm đến 50 cm.
Câu 13: Có bao nhiêu phương pháp để xử lí nguồn nước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?
A. Độ trong của nước
B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
C. Nhiệt độ của nước
D. Muối hòa tan trong nước
Câu 15: Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam là?
A. Thủy sản nước mặn
B. Thủy sản ngước lợ
C. Thủy sản nước ngọt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Cách làm phù hợp để chăm sóc gà con là?
A. Thường xuyên tắm, chải
B. Tập cho gà con ăn sớm
C. Tăng thời gian gà con tiếp xúc với ánh nắng
D. Kết hợp dùng chung máng ăn và máng uống
Câu 17: Hãy khoanh tròn vào các ý không thể hiện nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
A. Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
B. Chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
C. Nước thải sinh hoạt.
D. Nước thải đã được xử lí đạt chuẩn từ nhà máy chế biến thuỷ sản.
Câu 18: Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?
A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.
C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.
D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
Câu 19: Loại cá nào sau đây sống trong môi trường nước ngọt?
A. Cá song.
B. Cá basa.
C. Cá giò.
D. Cá măng.
Câu 20: Khi quản lí ao nuôi, cần phải làm những công việc gì?
A. Dọn ao sạch sẽ để tiêu diệt những loài vi sinh vật gây hại cho tôm, cá nuôi.
B. Đắp bờ ao và trồng cây xanh xung quanh ao nuôi tôm, cá.
C. Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, màu nước, lượng thức ăn, hoạt động của tôm, cá để xử lí những hiện tượng bất thường.
D. Thường xuyên cung cấp và cho ăn nhiều loại thức ăn.
Câu 21: Loại thuỷ sản nào sau đây sống trong môi trường nước mặn, nước lợ
A. Tôm đồng.
B. Cá chép.
C. Nghêu.
D. Cá trắm cỏ.
Câu 22: Các bước cần thực hiện khi chăn nuôi là
1, Chọn giống và con giống.
2, Chuẩn bị chuồng trại và xây dựng bãi chăn thả.
3, Tham khảo giá cả của con giống.
4, Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.
5, Sản xuất thức ăn cho vật nuôi.
6, Phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
A. 1, 2, 3, 5, 6
B. 1, 2, 4, 6
C. 1, 2, 4, 5, 6
D. 2, 4, 5, 6
Câu 23: Đâu là đặc điểm của chăn nuôi nông bộ?
A. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi lớn.
B. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít.
C. Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng vật nuôi nhiều.
D. Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng vật nuôi tùy theo từng trang trại.
Câu 24: Ý nào dưới đây không phải là triển vọng ngành chăn nuôi của nước ta?
A. Sản xuất hàng hóa theo mô hình khép kín.
B. Áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững.
C. Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
D. Chăn nuôi bằng phương thức chăn thả hoàn toàn.
Câu 25: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả giống vật nuôi bản địa?
A. Con vật dễ nuôi, chịu được kham khổ.
B. Con vật nhanh lớn, cho năng suất cao.
C. Sản phẩm thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản.
D. Con vật dễ thích nghi với điều kiện môi trường địa phương.
Câu 26: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức nuôi chăn thả tự do?
A. Con vật có thể đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.
B. Có mức dầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên.
C. Cho năng suất thấp và khó kiểm soát dịch bệnh.
D. Con vật được nuôi trong chuống kết hợp với chăn thả.
Câu 27: Môi trường nước bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào?
A. các nguồn lợi thủy sản bị khai thác triệt để
B. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp không xử lí đổ ra ao, hồ, kênh rạch.
C. Tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến các mặt hàng thực phẩm
D. Tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Câu 28: Những hành vi nào gây cản trở đường di cư sinh sản của các loài cá?
A. Nuôi thuỷ sản ở đầm, phá ven sông.
B. Xây dựng đập thủy điện ngang sông.
C. Khai thác cá trên biển.
D. Xây dựng đập thủy lợi đúng cách.
Câu 29: Đâu là bệnh mà gà thường mắc phải?
1, Nhiễm khuẩn E. coli.
2, Tụ huyết trung
3, Phó thương hàn
4, Cầu trùng
5, Viêm dạ dày – ruột.
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 2, 3, 4
D. 2, 4, 5
Câu 30: Hình ảnh sau minh họa cho vai trò nào của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam?
A. Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác
B. Cung cấp thực phẩm cho con người
C. Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm.
D. Xuất khẩu thủy sản
Câu 31: Có hình thức thu hoạch cá nào?
A. Thu tỉa
B. Thu toàn bộ
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 32: Đâu không phải công việc em có thể làm để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản là?
A. Tham gia phong trào “Thả cá bản địa” ở địa phương
B. Có ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi
C. Tự do đổ rác xuống các kênh, rạch
D. Tuyên truyền bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Câu 33: Có mấy loại thức ăn của thủy sản?
A. 2 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo
B. 2 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn viên
C. 3 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, thức ăn thô
D. 4 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, thức ăn thô, thức ăn viên
Câu 34: Biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản phổ biến là?
A. Xử lí chất thải, quản lí nguồn nước
B. Xử lí hóa chất, quản lí chất thải
C. Xử lí nguồn nước, quản lí nguồn nước
D. Xử lí nguồn nước, quản lí hóa chất
Câu 35: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả phương thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả)?
A. Là dạng kết hợp của nuôi chăn thả tự do và nuôi công nghiệp.
B. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia súc.
C. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia cầm.
D. Là phương thức chăn nuôi ghép nhiều loại gia súc, gia cầm.
Câu 36: Từ chất thải vật nuôi, người ta thường có thể sản xuất ra sản phẩm nào sau đây?
A. Khí sinh học (biogas).
B. Vật liệu xây dựng.
C. Nguyên liệu cho ngành dệt may.
D. Thức ăn chăn nuôi.
Câu 37: Đâu không phải cách làm để nuôi tôm, cá đạt hiệu quả?
A. Tìm hiểu môi trường nuôi, thức ăn, kĩ thuật nuôi trước khi quyết định nuôi tôm, cá.
B. Phòng bệnh cho tôm, cá bằng cách cải tạo ao, xử lí nguồn nước, quản lí, cho ăn đúng kĩ thuật.
C. Trên cùng một ao kết hợp cùng thả nhiều loại tôm và cá
D. Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật nuôi thủy sản cho người lao động.
Câu 38: Loại động vật nào sau đây không phải là động vật thủy sản?
A. Tôm.
B. Cua đồng.
C. Rắn.
D. Ốc.
Câu 39: Đâu không phải vai trò của thủy sản?
A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
C. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
D. Tạo thêm công việc cho người lao động.
Câu 40: Khi gà có các biểu hiện “bỏ ăn, hay nằm, sã cánh, ngoẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng” là có khả năng gà bị bệnh nào sau đây?
A. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
B. Bệnh cúm gà.
C. Bệnh dịch tả gà.
D. Bệnh tiêu chảy.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận