Trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Người lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt cần có mấy phẩm chất và năng lực chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Đặc điểm đầu tiên của trồng trọt công nghệ cao là gì?
A. Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.
B. Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.
C. Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại.
D. Lao động có trình độ cao
Câu 3: Lợi ích trồng trọt đối với sản xuất và đời sống con người là gì?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người (rau, củ, quả)
B. Cung cấp thức ăn cho chăn, nuôi (ngô, rau, cám gạo,…)
C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp (đay, bông, tơ lụa,...) và xuất khẩu ra nước ngoài, giúp gia tăng kinh tế.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng với định hướng và triển vọng phát triển trong lĩnh vực trồng trọt của nước ta?
A. Định hướng và triển vọng phát triển trong lĩnh vực trồng trọt của nước ta là độc canh
B. Định hướng và triển vọng phát triển trong lĩnh vực trồng trọt của nước ta luân canh, xen canh
C. Định hướng và triển vọng phát triển trong lĩnh vực trồng trọt của nước ta là trồng trọt công nghệ cao.
D. Định hướng và triển vọng phát triển trong lĩnh vực trồng trọt của nước ta là tăng vụ
Câu 5: Chọn ý đúng nhất khi nói về phương thức canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích
A. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức tăng vụ
B. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức luân canh
C. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức xen canh
D. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức luân canh, xen canh
Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về một số mô hình trồng cây công nghệ cao tại Việt Nam?
A. Thuỷ canh là hình thức trồng cây trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng dạng nước hoặc giá thể không phải đất. Cây trồng được cung cấp dung dịch dinh dưỡng theo nhu cầu để phát triển khoẻ mạnh .
B. Khí canh là hình thức trồng cây trong môi trường không khí trong đó rễ cây được phun sương chất dinh dưỡng theo định kì .
C. Trồng khí canh giúp tiết kiệm phân bón, giảm tiêu thụ nước, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chiếm ít không gian canh tác, cho năng suất cây trồng cao .
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 7: Vì sao mỗi vùng miền lại có những loài cây đặc trưng hoặc những giống cây trồng khác?
A. Cây trồng sẽ phát triển tốt phụ thuộc vào kiến thức, hiểu biết về trồng trọt của người dân tại địa phương đó. Mỗi vùng miền có những kiến thức, văn hóa hóa khác nhau nên tùy mỗi vùng mà có những loại cây trồng đặc trưng hoặc giống cây trồng khác nhau.
B. Cây trồng sẽ phát triển tốt phụ thuộc vào phương thức canh tác. Mỗi vùng miền có các phương thức canh tác khác nhau, nên tùy mỗi vùng mà có những loại cây trồng đặc trưng hoặc giống cây trồng khác nhau.
C. Cây trồng sẽ phát triển tốt phụ thuộc vào khí hậu, đất đai, nguồn nước...Mỗi vùng miền có khí hậu, thời tiết và các loại đất khác nhau, nên tùy mỗi vùng mà có những loại cây trồng đặc trưng hoặc giống cây trồng khác nhau.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 8: Chuẩn bị đất như thế nào là đạt yêu cầu?
A. Làm đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng
B. Loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm sâu, bệnh gây hại cho cây trồng.
C. Tạo luống, đắp mô phù hợp với từng loại cây trồng (dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây phát triển).
D. Cả A, B, C
Câu 9: Nếu đất trồng không được xử lí tốt nguồn phát sinh sâu, bệnh thì vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A. Cây sẽ chết do sinh trưởng, phát triển kém.
B. Xuất hiện sâu, bệnh hại phá hoại mùa màng.
C. Đất có nhiều cỏ dại, chất độc hại ảnh hưởng đến cây trồng
D. Đất không tơi xốp, thiếu dinh dưỡng cho cây.
Câu 10: Những yêu cầu kĩ thuật của các bước chuẩn bị cây trồng là gì?
A. Kích thước hạt giống đồng đều, không bị sâu, bệnh.
B. Kích thước hạt giống to, hạt non càng tốt.
C. Cây con khoẻ mạnh, không bị sâu, bệnh.
D. A và C
Câu 11: Thời gian ngâm ủ của hạt giống phụ thuộc vào
A. đặc điểm của giống cây trồng .
B. chất lượng của hạt giống .
C. kích thước của hạt giống .
D. độ đồng đều của hạt .
Câu 12: Cách thức gieo hạt theo hàng là gì?
A. Tạo các lỗ cạnh đều nhau trên đất trồng và bỏ hạt giống vào lỗ, sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng
B. Tạo các lỗ cách đều nhau trên một hàng và bỏ hạt giống vào lỗ, sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng
C. Rải hạt trên bề mặt đất trồng với mật độ phù hợp. Có thể phủ lên hạt lớp đất mỏng nếu trồng trong chậu
D. A và C
Câu 13: Cách thức gieo hạt vào hốc là gì?
A. Tạo các lỗ cạnh đều nhau trên đất trồng và bỏ hạt giống vào lỗ, sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng
B. Tạo các lỗ cách đều nhau trên một hàng và bỏ hạt giống vào lỗ, sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng
C. Rải hạt trên bề mặt đất trồng với mật độ phù hợp. Có thể phủ lên hạt lớp đất mỏng nếu trồng trong chậu
D. A và C
Câu 14: Hãy chọn phương án đúng khi nói về trường hợp cần tỉa, dặm cây sau nước
A. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây quá thưa
B. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây quá dày.
C. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi cây yếu, phát triển chậm cần thay thế.
D. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây đều nhau.
Câu 15: Hành động nào sau đây là không đúng nhằm bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trưởng khi chăm sóc cây trồng.
A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ và liều lượng cao để diệt sâu hại.
B. Sử dụng đồ bảo hộ (quần, áo, kính, khẩu trang,...) khi phun thuốc cho cây trồng.
C. Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật về đúng nơi quy định.
D. Sử dụng gang tay, khi bắt sâu chăm sóc cho cây trồng
Câu 16: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về bao bì thuốc bảo vệ thực vật?
A. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng cần vứt bỏ ở nơi có bãi rác.
B. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng cần vứt bỏ ở nơi có nguồn nước.
C. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng cần vứt bỏ ở nơi không có dân cư sinh sống.
D. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng cần vứt bỏ ở nơi có thùng chứa theo quy định.
Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về cách trồng cây cải xanh?
A. Cây cải xanh được trồng sử dụng nhiều phân bón, ít thuốc hóa học bảo vệ thực vật nhằm thu được sản phẩm sạch và an toàn cho người sử dụng.
B. Cây cải xanh được trồng sử dụng ít phân bón, ít thuốc hoá học bảo vệ thực vật nhằm thu được sản phẩm sạch và an toàn cho người sử dụng.
C. Cây cải xanh được trồng sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học nhằm thu được sản phẩm sạch và an toàn cho người sử dụng.
D. Cây cải xanh được trồng không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cây có sâu, bệnh nhằm thu được sản phẩm sạch và an toàn cho người sử dụng.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của việc bón vôi cho đất?
A. Tác dụng của việc bón vôi cho đất là khử mặn
B. Tác dụng của việc bón vôi cho đất là khi phản chim chân trời sáng
C. Tác dụng của việc bón vôi cho đất là khử chua.
D. Tác dụng của việc bón vôi cho đất là khử phản, khử mặn tạo
Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để trồng cây cải xanh trong chậu (thùng xốp) đó là đất trồng và khu vực trồng (thùng xốp).
B. Các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để trồng cây cải xanh trong chậu (thùng xốp) đó là cuốc, xẻng | Máy làm đất.
C. Các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để trồng cây cải xanh trong chậu (thủng xốp) đó là thùng tưới, gáo tưới nước.
D. Các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để trồng cây cải xanh trong chậu (thùng xốp) đó là cây cải xanh đến giai đoạn thu hoạch.
Câu 20: Cây lương thực được trồng nhiều nhất ở vùng nào?
A. Vùng đồng bằng Sông Hồng
B. Vùng núi phía bắc
C. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long
D. Vùng Bắc Trung Bộ
Câu 21: Theo em, quy trình trồng cải xanh vừa học đã áp dụng các biện pháp trồng trọt hữu cơ như thế nào?
A. Không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ độc hại.
B. Không sử dụng phân bón hóa học.
C. Không sử dụng chất kích thích phát triển.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 22: Chế phẩm diệt sâu bọ hại cây trồng có thể làm từ
A. Hành tây
B. Ớt, tỏi, gừng
C. Hạt én, hạt tiêu
D. Chanh, bưởi
Câu 23: Chế phẩm có tác dụng xua đuổi ốc sên và nhiều loại côn trùng khác nhằm bảo vệ cây trồng, được làm từ
A. Vỏ trứng nghiền nhỏ
B. Vỏ chanh nghiền nhỏ
C. Vôi
D. Bột ớt
Câu 24: Cách pha chế chế phẩm trừ sâu từ chanh là
A. Gọt lấy vỏ chanh và đem đun sôi với nước
B. Gọt lấy vỏ chanh và đem đun sôi với nước vôi trong
C. Nghiền nhỏ vỏ chanh và đem đun sôi với nước
D. Gọt lấy vỏ chanh và đem đun sôi với nước. Ủ dung dịch qua đêm rồi pha thêm nước.
Câu 25: Đâu là các thành phần sinh vật rừng?
1. Động vật. | 2. Vi sinh vật. | 3. Không khí. |
4. Thực vật. | 5. Nước. | 6. Nấm. |
7. Con người. | 8. Máy tỉa cành. |
A. 1, 2, 4, 6.
B. 1, 2, 4, 5.
C. 1, 2, 7, 8.
D. 1, 3, 5, 8.
Câu 26: Mục đích sử dụng của rừng sản xuất:
A. Khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ.
B. Bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh.
C. Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sa mạc hóa.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 27: Mục đích sử dụng của rừng đặc dụng:
A. Nguyên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa.
B. Bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh.
C. Phục vụ du lịch.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 28: Đâu là câu đúng về vai trò chính của rừng sản xuất.
A. Bảo tồn nguồn gene sinh vật.
B. Cung cấp gỗ, củi cho con người.
C. Cung cấp nguồn dược liệu quý cho con người.
D. Phục vụ nghiên cứu khoa học.
Câu 29: Đâu là cách gọi sai tên loại rừng được phân loại theo mục đích sử dụng.
a. Rừng sản xuất. | b. Rừng đặc dụng. | c. Rừng tràm. |
d. Rừng phòng hộ. | e. Rừng tự nhiên, rừng trồng. |
A. a.
B. b.
C. c.
D. d.
Câu 30: Đâu là phát biểu đúng về những vai trò chính của rừng sản xuất?
1 – Bảo tồn nguồn gene sinh vật.
2 – Cung cấp gỗ, củi cho con người.
3 – Cung cấp nguồn dược liệu quý cho con người.
4 – Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
5 – Phục vụ nghiên cứu khoa học.
6 – Bảo vệ danh lam thắng cảnh.
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 4.
C. 3, 4, 5.
D. 4, 5, 6.
Câu 31: Theo em, rừng thông Bản Áng, Mộc Châu, Sơn La là loại rừng gì?
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng phòng hộ.
C. Rừng đặc dụng.
D. Đáp án khác.
Câu 32: Rừng chắn cát ở nước ta tập trung ở đâu?
A. Vùng đầu nguồn các con sông.
B. Vùng đồng bằng.
C. Vùng ven biển.
D. Vùng trung du.
Câu 33: Những việc làm nào sau đây là phá hoại rừng?
1. Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên.
2. Chăn thả gia súc (trâu, bò,…) trong khu vực rừng.
3. Không mua bán, ăn thịt động vật hoang dã.
4. Đốt rừng làm nương rẫy.
5. Khai thác các loại gỗ quý hiếm càng nhiều càng tốt.
6. Tích cực trồng rừng.
7. Phòng chống cháy rừng.
8. Tuyên truyền bảo vệ rừng.
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng:
A. 1, 2, 4.
B. 2, 4, 5,
C. 4, 5, 6.
D. 4, 6, 7.
Câu 34: Theo em, việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính nào sau đây?
A. Bảo vệ rừng không bị các loại sâu, bệnh phá hại.
B. Bảo vệ cây rừng không bị các loại động vật gây hại.
C. Bảo vệ cây rừng không bị gió làm đổ.
D. Bảo vệ cây rừng không bị con người phá hại.
Câu 35: Nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng ở nước ta:
A. Đốt rừng làm nương rẫy.
B. Cháy rừng.
C. Chặt phá rừng bừa bãi.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 36: Việc làm nào là không bảo vệ rừng trong các việc làm sau:
A. Ngăn chặn và nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng.
B. Chăn thả gia súc trong rừng mới trồng.
C. Tổ chức định canh, định cư cho người dân.
D. Kinh doanh rừng, đất rừng phải được Nhà nước cho phép.
Câu 37: Công việc của người lao động trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ đó là gì?
A. Thực hiện trồng thử nghiệm, hỗ trợ kĩ thuật cho các nhà khoa học trong trồng trọt.
B. Quản lí, hỗ trợ nghiên cứu; khai thác, bảo tồn tài nguyên và môi trường rừng.
C. Thực hiện hoạt động trồng, bảo tồn và khai thác rừng.
D. Nghiên cứu về giống cây trồng, kĩ thuật trồng, chăm sóc cây trồng.
Câu 38: Vì sao phương thức trồng trọt đang chuyển dần sang hướng hình thành các vùng chuyên canh cây trồng?
A. Tạo cảnh quan đẹp mặt cho khách du lịch, giúp môi trường xanh, sạch.
B. Do sở thích và khả năng canh tác của người lao động.
C. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm cây trồng của người lao động.
D. Tạo thuận lợi cho việc canh tác, ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học kĩ thuật.
Câu 39: Lí do mà trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn là gì?
A. Thực hiện mong muốn của các nhà quản lí cây trồng.
B. Giúp tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu trong nước.
C. Tạo thuận lợi cho việc canh tác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
D. Tạo thuận lợi cho hoạt động tham quan, du lịch của địa phương.
Câu 40: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào sai khi nói về lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam?
A. Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
B. Việt Nam có diện tích chủ yếu là đồng bằng nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
C. Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.
D. Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo học kì I
Bình luận