Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều bài 8 Bạo lực học đường (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 8 Bạo lực học đường. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 

Câu 1: Trong bạo lực học đường không bao gồm hình thức nào sau đây?

  • A. Các hành vi bạo lực thể chất.
  • B. Các hành vi bạo lực tinh thần.
  • C. Các hành vi bạo lực trực tuyến.
  • D. Các hành vi bạo lực vật chất.

Câu 2: Bạo lực học đường là gì?

  • A. Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong môi trường giáo dục.
  • B. Là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình.
  • C. Là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó. ..
  • D. Là đánh nhau giữa 2 người hoặc nhiều người với nhau khi các bên xảy ra mâu thuẫn. Điều này dẫn tới tổn thương về thể xác lần tinh thần với các bên.

Câu 3:  Có thể chia bạo lực học đường thành những loại chính nào?

  • A. Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần.
  • B. Bạo lực thể xác, bạo lực ngôn ngữ.
  • C. Bạo lực ngôn ngữ, bạo lực mạng.
  • D. Bạo lực thể xác, bạo lực mạng.

Câu 4: Khi trở thành mục tiêu bị bạo lực học đường, em cần làm gì?

  • A.  Báo cáo thầy cô giáo để kịp thời xử lí.
  • B. Gọi phụ huynh lên giải quyết với những bạn kia.
  • C. Rủ anh, chị, bạn bè đánh nhau với mấy bạn kia.
  • D. Chịu đựng hành vi bạo lực học đường của những bạn kia.

Câu 5: Hành vi nào sau đây xuất hiện trong bạo lực học đường?

  • A. Hỗ trợ, động viên.
  • B. Đánh đập, xâm hại thân thể.
  • C. Quan tâm, giúp đỡ.
  • D. Quan tâm, động viên.

Câu 6: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khoẻ và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác được gọi là

  • A. bạo lực về tinh thần.
  • B. bạo lực trực tuyến.
  • C. bạo lực về thể chất.
  • D. bạo lực tài chính.

Câu 7: Phương án nào sau đây không thuộc nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường?

  • A. Tính cách nông nổi, bồng bột.
  • B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.
  • C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
  • D. Gia đình bỏ bê, không quan tâm.

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

  • A. Những người gây ra bạo lực học đường sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • B. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.
  • C. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.
  • D. Người gây ra bạo lực học đường chỉ có thể bị tổn thương về thể chất.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Ông M đánh con vì trốn học để đi chơi game.
  • B. Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài.
  • C. Cô giáo phạt học sinh khi làm việc riêng trong giờ học.
  • D. Bạn N nhắc nhở bạn M không nên nói chuyện trong giờ học.

Câu 10: Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

  • A. Bộ luật hình sự năm 2015.
  • B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
  • C. Bộ luật lao động năm 2020.
  • D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường?

  • A. Do thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực học đường.
  • B. Do ảnh hưởng từ các video độc hại trên mạng xã hội.
  • C. Do giáo dục từ phía gia đình,
  • D. Do bản thân người bị hại đáng bị như vậy.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
  • B. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
  • C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
  • D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.

Câu 13: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.
  • B. Mỗi học sinh cần cho trang bị cho mình hiểu biết về bạo lực học đường và cách phòng chống nó.
  • C.  Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
  • D. Khi phát hiện tình hành vi liên quan đến bạo lực học đường cần nhanh chóng báo cáo tới giáo viên.

Câu 14: Theo em, chúng ta cần làm gì để tránh trở thành nạn nhân của bạo lực học đường?

  • A. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè, lớp.
  • B. Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè.
  • C. Ít nói, lầm lì, không quan tâm đến mối quan hệ của mình với người khác.
  • D. Học tập tốt, năng động trong học tập, thể thao.

Câu 15: Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn T và bạn M bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh P khi đi học về. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
  • B. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau.
  • C. Gặp P để báo cho bạn thông tin mà mình nghe được.
  • D. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.

Câu 16: Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Bạo lực học đường.
  • B. Bạo lực xã hội.
  • C. Bạo lực gia đình.
  • D. Đấu tranh tầng lớp.

Câu 17: Sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột thuộc nhóm nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?

  • A. Chủ quan.
  • B. Khách quan.
  • C. Trực tiếp.
  • D. Gián tiếp.

Câu 18: L có ngoại hình không mấy ưa nhìn, điều này dẫn đến việc bị bạn bè cô lập, sau lại có một số bạn bắt đầu đánh đập L. Phát hiện L bị đánh, anh trai L rủ một vài người khác chặn trên đường đi về của bọn bắt nạt, định giáo huấn. Nếu em gặp phải cảnh này, em sẽ làm gì?

  • A. Báo với người lớn. 
  • B. Quay video đăng mạng.
  • C. Mặc kệ.
  • D. Xông vào can ngăn.

Câu 19: Trong lớp, em bị lôi kéo để tẩy chay một bạn khác giới vì bạn ấy có nhiều điểm khác biệt với mọi người (chiểu cao, cân nặng,...). Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Măc kệ.
  • B. Tham gia cùng.
  • C. Khuyên nhủ các bạn từ bỏ ý định, báo cáo thầy cô nếu nó vẫn xảy ra.
  • D. Báo vụ việc với phụ huynh bạn bị bắt nạt.

Câu 20: Theo em, bạo lực học đường không gây ra điều gì với người bị hại?

  • A. Ám ảnh tâm lí với người bị bạo lực học đường.
  • B. Có thể khiến tâm lí người bạo lực và bị bạo lực bị vặn vẹo.
  • C. Sự trầm cảm của nạn nhân.
  • D. Làm người bị hại mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác