Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều bài 7 Ứng phó với tâm lí căng thẳng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 7 Ứng phó với tâm lí căng thẳng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng có tính chất như thế nào về thể chất và tinh thần của con người?

  • A. Tiêu cực
  • B. Tích cực
  • C. Không xác định 
  • D. Có cả mặt tích cực và tiêu cực. 

Câu 2: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về

  1. A. tài sản cá nhân của con người. 
  2. B. thể chất và tinh thần của con người. 
  3. C. tinh thần của mỗi người. 
  4. D. thể chất của con người. 

Câu 3: Căng thẳng là gì?

  • A. Là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.
  • B. Là việc bạn cần để cho tâm trí và cơ thể được nghỉ ngơi.
  • C. Là sự thúc đẩy con người ta cố gắng, nỗ lực làm một việc nào đó để đạt được kết quả tốt nhất.
  • D. Là trạng thái chán nản, không muốn làm một việc gì.

Câu 4: Tình huống nào khiến em bị căng thẳng?

  • A. Chơi cùng bạn bè.
  • B. Làm bài kiểm tra khi chưa ôn bài.
  • C. Đi du lịch cùng gia đình hoặc bạn bè.
  • D. Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng câu lạc bộ.

Câu 5: Nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng?

  • A. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
  • B. Bạo lực gia đình.
  • C. Hoàn cảnh gia đình.
  • D. Kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ.

Câu 6: Khi bị căng thẳng em không nên làm gì?

  • A. Nghe nhạc thư giãn.
  • B. Đọc sách thư giãn.
  • C. Mắng chửi người khác.
  • D. Ngủ đủ giấc.

Câu 7: Những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Hoàn cảnh khách quan.
  • B. Tình huống gây căng thẳng.
  • C. Trực quan sinh động.
  • D. Tình huống khách quan.

Câu 8: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

  • A. Kết quả học tập thi cử không như mong muốn.
  • B. Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.
  • C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.
  • D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 9: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?

  • A. Bị bạn bè xa lánh.
  • B. Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm.
  • C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
  • D. Được khen thưởng.

Câu 10: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

  • A. Dễ cáu gắt, tức giận.
  • B. Cơ thể tràn đầy năng lượng.
  • C. Luôn cảm thấy vui vẻ.
  • D. Thích trò chuyện cùng mọi người.

Câu 11:  Phương án nào dưới đây không là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

  • A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.
  • B. Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.
  • C. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.
  • D. Áp lực trong học tập, công việc lớn hơn khả năng của bản thân.

Câu 12: Khi những căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra ảnh hưởng nào sau đây?

  • A. Con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.
  • B. Rèn luyện khả năng chịu đựng trước những khó khăn cuộc sống.
  • C. Dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng và đưa ra những quyết định sai lầm.
  • D. Con người rơi vào trạng thái sang chấn tâm lí, tuyệt vọng.

Câu 13: Biện pháp nào giúp giải tỏa căng thẳng?

  • A. Điên cuồng làm bài tập.
  • B. Làm thật nhiều việc.
  • C. Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp.
  • D. Nói xấu người khác.

Câu 14: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?

  • A. Mình xấu xí.
  • B. Mình học kém quá.
  • C. Mình luôn hậu đậu.
  • D. Mình đã chuẩn bị tốt, mình sẽ làm được.

Câu 15: H chuẩn bị đi thi Ielt lần đầu tiên, cậu đã chuẩn bị bài rất kĩ. Trong quá trình thi, cậu thường xuyên bị nói lắp, lơ đãng không nghĩ được gì. Kết quả, bài thi không tốt như dự kiến. H có biểu hiện:

  • A. Căng thẳng.
  • B. Thoải mái.
  • C. Trầm cảm.
  • D. Lo lắng.

Câu 16: H được phân công đại diện lớp lên giới thiệu sách trước toàn trường vào sáng thứ 2. H cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi phải đứng trước toàn trường. Nếu là bạn của H, em nên làm gì?

  • A. Cổ vũ bạn, khuyên bạn đừng căng thẳng vì bạn đã chuẩn bị rất kĩ rồi.
  • B. Mặc kệ để bạn tự bình ổn cảm xúc.
  • C. Bảo bạn đọc đi đọc lại bài giới thiệu.
  • D. Nói với mọi người không nói chuyện với H để H bình ổn cảm xúc.

Câu 17: T là học sinh chăm ngoan, học giỏi được bố mẹ yêu chiều và hết mực tin tưởng năng lực của em. Tuy nhiên trong một lần chủ quan, T đã bị điểm kém trong bài kiểm tra toán, vì vậy T cảm thấy rất căng thẳng, buồn bã. Trong trường hợp này, nếu là bạn của T em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
  • B. Mách bố mẹ T rằng bạn ngày càng học kém.
  • C. Trò chuyện, chia sẻ và động viên bạn.
  • D. Tỏ thái độ chê bai bạn vì bị điểm kém.

Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với căng thẳng?

  • A. Tình huống gây căng thẳng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.
  • B. Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm là một trường hợp có thể gây ra trạng thái căng thẳng.
  • C. Tình huống gây căng thẳng có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan.
  • D. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng chúng ta không nên tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí.

Câu 19: K chuẩn bị thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, K cảm thấy bị căng thẳng rất nhiều. Nếu là bạn K, em sẽ làm gì để giúp bạn?

  • A. Mặc kệ bạn vì nó không liên quan đến mình.
  • B. Đưa bạn đi chơi.
  • C. Bảo bạn ôn bài kỹ.
  • D. Ngồi động viên, trò chuyện vui để bạn đỡ căng thẳng, bảo bạn coi nó như một bài kiểm tra nhỏ thường làm.

Câu 20:  Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn trong xã. T thường xuyên không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi đi chơi cùng các bạn được. Đó là lí do, Y thường xuyên bị bạn bè cô lập, bắt nạt. Mỗi lần như vậy, em khóc rất nhiều nhưng không chia sẻ được với ai. Lâu dần, T cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc cùng người khác, em sẽ bị căng thẳng đến mức nói lắp không thành câu. Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì?

  • A. Thường xuyên động viên, trò chuyện, giúp đỡ T. Đồng thời, nhắc nhở các bạn khác không nên có hành vi ứng xử thiếu tôn trọng với T nếu không sẽ báo giáo viên.
  • B. Mặc kệ không quan tâm.
  • C. Thường xuyên nói chuyện với T nhiều hơn để bạn bớt cô đơn khi ở trường.
  • D. Tham gia cùng các bạn khác bắt nạt T.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác