Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều bài 6 Quản lí tiền (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6 Quản lí tiền. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quản lí tiền giúp chúng ta:

  • A. Chủ động trong công việc và cuộc sống.
  • B. Chủ động trong lao động.
  • C. Chủ động trong công việc.
  • D. Chủ động trong các mối quan hệ.

Câu 2: Biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến được gọi là

  • A.quản lý tiền hiệu quả.
  • B.chi tiêu tiền hợp lí.
  • C.tiết kiệm tiền hiệu quả.
  • D.kế hoạch chi tiêu.

Câu 3: Nếu được bố mẹ cho tiền thưởng, em nên làm gì để chi tiêu hợp lí?

  • A. Mua đồ mình thích.
  • B. Phân chia các khoản chi hợp lí.
  • C. Khao bạn bè đi chơi.
  • D. Giữ kĩ số tiền đó, không tiêu.

Câu 4: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả?

  • A.Cân bằng tài chính hiện tại.
  • B.Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
  • C.Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
  • D.Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 5: Theo em, quản lí tiền là:

  • A. Biết chi tiêu mọi lúc, mọi nới.
  • B. Biết chi tiêu vào những thứ mình thích.
  • C. Biết cho người khác vay lấy lãi.
  • D. Biết chi tiêu hợp lí, hiệu quả.

Câu 6:Khi ai đó hỏi vay tiền, mọi người suy nghĩ gì?

  • A. Bạn bè khó khăn, nhất định phải giúp đỡ.
  • B. Cho vay ngay và không cần trả.
  • C. Hỏi bạn vay làm gì? Nếu lí do hợp lí mới cho vay.
  • D. Không cho vay.

Câu 7: Ý kiến nào sai khi nói về quản lý tiền hợp lí:

  • A. Có tiền tiết kiệm.
  • B. Chủ động trong chi tiêu.
  • C. Sống ích kỉ, nghèo đói.
  • D. Biết cách xây dựng kế hoạc quản lí tiền hiệu quả.

Câu 8:Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.
  • B. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
  • C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.
  • D. Muốn có thêm thu nhập thì chúng ta cần phải lao động.
  •  

Câu 9: Quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì?

  • A. Cân bằng tài chính hiện tại.
  • B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lại.
  • C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10:Hành vi nào dưới đây thể hiện khả năng quản lí tiền tốt.

  • A. Cứ đến giữa tháng là V tiêu hết tiền lương.
  • B. Mỗi dịp các cửa hàng sale, H đặt rất nhiều đồ dù không cần đến.
  • C. Mỗi lần nhận lương, K thường lập trước một bảng kế hoạch thu chi phù hợp với số tiền đó.
  • D. L mới lên đại học, bố mẹ cho L 10 triệu tiền tiêu (không bao gồm học phí). L thường đi chơi cùng các bạn, ăn uống, mua sắm. Kết quả chưa đến 2 tuần, L đã tiêu hết số tiền đó.

Câu 11: Ý kiến nào sai khi nói về quản lý tiền hợp lí:

  • A. Có tiền tiết kiệm.
  • B. Chủ động trong chi tiêu.
  • C. Sống ích kỉ, nghèo đói.
  • D. Biết cách xây dựng kế hoạc quản lí tiền hiệu quả.

Câu 12: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

  • A. No ăn dẫm chuồng.
  • B. Thắt lưng buộc bụng.
  • C. Có tiền mua tiên cũng được.
  • D. Đồng tiền liền khúc ruột.

Câu 13: Khái niệm: "Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp". Là khái niệm:

  • A. Quản lí tiền.
  • B. Tiết kiệm tiền.
  • C. Tiêu tiền mất kiểm soát
  • D. Chủ động trong tiêu tiền.

Câu 14: Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí, không tiêu xài phung phí.
  • B. Chỉ mua những thứ mình thật sự thích.
  • C. Mua những thứ mình cần cho cuộc sống.
  • D. Sồng dè bỉu, chi li từng đồng.

Câu 15: T còn là học sinh và thường được bố mẹ cho rất nhiều tiền tiêu vặt, nhưng cứ đến giữa tháng là T đã tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy. Theo em, một trong những nguyên nhân nào khiến T tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy?

  • A. Vì T chưa biết chi tiêu hợp lí.
  • B. Vì T mua toàn đồ không cần thiết.
  • C Vì T  mua sắm không kiểm soát.
  • D. Vì T mua sắm mà không suy nghĩ.

Câu 16: Câu nói: “Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn”. (Dave Ramsey)khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Hãy để đồng tiền kiểm soát bạn.
  • B. Hãy tiết kiệm tiền.
  • C. Hãy tiêu tiền thật nhiều.
  • D. Hãy chi tiêu một cách hợp lí.

Câu 17:  Em muốn mua một chiếc áo yêu thích, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?

  • A. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.
  • B. Tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua.
  • C. Vay bạn bè xung quanh để mua.
  • D. Nói dối bố mẹ xin tiền học.

Câu 18: T được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, T có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?

  • A. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
  • B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
  • C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
  • D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

Câu 19: Chủ thể nào dưới đây chi tiêu hợp lí?

  • A. Anh M dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ.
  • B. Chị N thường vay tiền của bạn bè để mua sắm.
  • C. Chị V có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết.
  • D. Anh F quy định mỗi tháng để ra một khoản tiền tiết kiệm.

Câu 20:  Một trong số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là

  • A. chi tiêu thỏa thích tùy vào khả năng thanh toán của bản thân.
  • B. xác định hàng hóa cần chi tiêu và sử dụng mọi cách để chi trả mua hàng hóa đó.
  • C. xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.
  • D. đánh giá mức độ cần thiết của hàng hóa và sử dụng mọi cách để chi trả mua.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác