Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều bài 11 Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 11 Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là

  • A. Chuẩn mực xã hội.
  • B. Tệ nạn xã hội.
  • C. Lối sống xã hội.
  • D. Thực trạng xã hội.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính khiến con người vướng vào tệ nạn xã hội

  • A. Đời sống vật chất được nâng cao.
  • B. Bố mẹ quá nuông chiều con cái.
  • C. Bị dụ dỗ, lôi kéo do thích thể hiện.
  • D. Lười lao động, đua đòi, ham chơi.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không nói về tác hại của tệ nạn xã hội

  • A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần.
  • B. Gây tổn hại về mặt tinh thần, thậm chí là tính mạng.
  • C. Tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
  • D. Tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Câu 4: Nội dung nào sau đây là hậu quả của tệ nạn xã hội

  • A. Tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của những người xung quanh.
  • B. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.
  • C. Tạo mâu thuẫn nội bộ hệ thống chính trị quốc gia.
  • D. Gây khủng hoảng kinh tế quốc dân.

Câu 5:  Em đồng ý với ý kiến nào sau đây

  • A. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.
  • B. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
  • C. Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật.
  • D. Sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 6: Là từ gồm 5 chữ cái, chỉ về một loại chất gây nghiện nguy hại cho người sử dụng, có tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây cảm giác như: giảm đau, hưng phấn, dễ chịu,... hoặc tạo ra ảo giác.
  • A. Mê tín.
  • B. Bạo lực.
  • C. Cờ bạc.
  • D. Ma túy.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về tệ nạn xã hội
  • A. Chỉ có người lớn mới sa vào các tệ nạn xã hội.
  • B. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng thụ.
  • C. Tất cả những hiện tượng phổ biến trong xã hội đều coi là tệ nan xã hội.
  • D. Chỉ những gia đình nghèo khó, không có điều kiện quan tâm, chăm sóc, bảo ban nên con cái mới vướng vào tệ nạn xã hội.
Câu 8: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây có liên quan đến tệ nạn xã hội
  • A. Cờ bạc là bác thằng bần.
  • B. Miệng ăn núi lở.
  • C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
  • D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội
  • A. Cờ bạc, ma tuý, mại dâm là các tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất.
  • B. Tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức của con người.
  • C. Tệ nạn xã hội không chỉ gây mất trật tự xã hội  ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội mà còn là con đường dẫn đến tội ác.
  • D. Giáo dục của gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tệ nạn xã hội.
Câu 10: Số phát biểu đúng khi nói về về phòng, chống tệ nạn xã hội

(1)  Mại dâm là vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.

(2)  Học sinh từ 12-13 tuổi còn nhỏ, không phải là đối tượng có thể bị dụ dỗ tham gia các tệ nạn xã hội.

(3)  Tất cả các hình thức mại dâm đều bị pháp luật cấm.

(4)  Dùng thử ma túy vài lần sẽ không gây nghiện.

(5)  Phòng, chống tệ nạn xã hội là việc của các cơ quan chức năng, không phải việc của học sinh.

(6)  Cần gần gũi, động viên người nghiện ma túy cai nghiện.

(7)  Tệ nạn xã hội chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người thực hiện hành vi và gia đình họ, không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3. 
  • D. 4.
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về tệ nạn xã hội
  • A. Mê tín dị đoan cũng là một tệ nạn xã hội.
  • B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý.
  • C. Chơi bài với số tiền nhỏ hơn 1.000.000 đ có thể chấp nhận được vì nó không vi phạm pháp luật.
  • D. Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử phạt vì còn quá nhỏ.
Câu 12: Tệ nạn xã hội không bắt nguồn từ nguyên nhân nào sau đây?
  • A. Thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh.
  • B. Chơi với những người có tiền sử tù tội.
  • C. Môi trường xung quanh phát triển.
  • D. Gia đình, bạn bè quan tâm, chia sẻ.

Câu 13: Cách phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả nhất?

  • A. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú.
  • B. Tạo công ăn việc làm.
  • C. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm.
  • D. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội vào tù.

Câu 14: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý truyền bệnh cho người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm................................. ."

  • A. Đạo đức
  • B. Hình sự
  • C. Dân sự

Câu 15: Câu ca dao “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” nói về tệ nạn xã hội nào sau đây

  • A. Rượu chè.
  • B. Cờ bạc.
  • C. Mê tín dị đoan.
  • D. Mại dâm.

Câu 16: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?

  • A. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.
  • B. Cờ bạc, rượu chè.
  • C. Muỗi đốt.
  • D. Ma túy, mại dâm.

Câu 17: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch

  • A. thói quen của xã hội.
  • B. chuẩn mực xã hội.
  • C. quy định của tập thể.
  • D. tập quán của cộng đồng.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính khiến con người vướng vào tệ nạn xã hội

  • A. Đời sống vật chất được nâng cao.
  • B. Bố mẹ quá nuông chiều con cái.
  • C. Bị dụ dỗ, lôi kéo do thích thể hiện.
  • D. Lười lao động, đua đòi, ham chơi.

Câu 19: Những tệ nạn xã hội nào dưới đây là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS

  • A. Mại dâm và ma tuý.
  • B. Trộm cướp và mại dâm.
  • C.  Cờ bạc và ma tuý.
  • D. Cờ bạc và mại dâm.

Câu 20:  Nhóm bạn gồm P, L, K rủ T cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, T đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi đánh bài ăn tiền vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội

  • A. Bạn K.
  • B. Bạn P.
  • C. Bạn T.
  • D. Bạn P, L, K.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác