Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều bài 10 Tệ nạn xã hội (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 10 Tệ nạn xã hội. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Tệ nạn xã hội.
  • B. Bạo lực học đường.
  • C. Bạo lực gia đình.
  • D. Xâm hại dân chủ.

Câu 2: Những tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay là

  • A. Cờ bạc, rượu chè, mại dâm.
  • B. Cờ bạc, trộm cướp, cá độ.
  • C. Cờ bạc, ma tuý, mại dâm.
  • D. Rượu chè, cá độ, ma túy.

Câu 3: Đâu không phải nguyên nhân chủ quan của tệ nạn xã hội

  • A. Môi trường sống không lành mạnh.
  • B. Tò mò, lười biếng.
  • C. Ham chơi, đua đòi.
  • D. Thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không nói về tác hại của tệ nạn xã hội

  • A. Ảnh hưởng xấu đến đạo đức con người.
  • B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
  • C. Đề cao hoá các chuẩn mực đạo đức xã hội.
  • D. Làm suy thoái giống nòi, dân tộc.

Câu 5: Nội dung nào sau đây là hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân người thực hiện

  • A. Ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • B. Làm tha hóa nhân cách, rối loạn về hành vi.
  • C. Rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.
  • D.  Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 6: Tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm

  • A. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.
  • B. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.
  • C. bạo lực gia đình, buôn bán gỗ trái phép.
  • D. buôn bán chất cháy nổ, động vật quý hiếm.

Câu 7: Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với

  • A. cá nhân, gia đình và xã hội.
  • B. mọi người trong nhà trường.
  • C. công dân đủ từ 18 tuổi.
  • D. một số cá nhân, gia đình.

Câu 8: Tệ nạn xã hội không bắt nguồn từ nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.
  • B. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.
  • C. Thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình.
  • D. Được chiều chuộng, quan tâm từ phía gia đình, nhà trường.

Câu 9: Phương án nào sau đây không phải là hậu quả của tệ nạn xã hội?

  • A. Gây lũng đoạn thị trường trong nước.
  • B. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ.
  • C. Tổn hại nghiêm trọng về mặt tinh thần.
  • D. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Câu 10: Hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hoặc một số quyền lợi và ưu đãi nào đó là biểu hiện của tệ nạn nào sau đây?

  • A. Mại dâm.
  • B. Ma túy.
  • C. Cờ bạc.
  • D. Bạo lực xã hội.

Câu 11: K là nữ sinh lớp 12 nổi tiếng xinh đẹp, một lần trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với K và còn có ý muốn rủ K đi chơi nhưng lại được cho thêm tiền. Trong trường hợp này, nếu là K em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi.
  • B. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.
  • C. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.
  • D. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.

Câu 12: Bà V là chủ của một đường dây buôn bán ma túy. Theo quy định của pháp luật, bà V sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?

  • A. Hình sự.
  • B. Phạt tiền.
  • C. Khiến trách.
  • D. Kỉ luật.

Câu 13: V (14 tuổi) rủ M (14 tuổi) đi chơi cùng một nhóm bạn. Trong cuộc trò chuyện với nhóm bạn, T là một thanh niên lớn tuổi nhất trong nhóm có chủ ý muốn nhờ V và M chuyển hộ một gói hàng cấm và hứa sau khi hoàn thành sẽ cho cả hai một khoản tiền hậu hĩnh. V thấy có vẻ hời nên định đồng ý nhưng đã bị M ngăn cản vì cho rằng đó là hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, chủ thể nào vi phạm pháp luật?

  • A. Bạn V và M.
  • B. Bạn V và anh T.
  • C. Anh T.
  • D. Bạn V.

Câu 14: Đâu không phải nguyên nhân khách quan của tệ nạn xã hội

  • A. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.
  • B. Thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.
  • C. Sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của cha mẹ.
  • D. Môi trường sống không lành mạnh.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không nói về tác hại của tệ nạn xã hội

  • A. Ảnh hưởng xấu đến đạo đức con người.
  • B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
  • C. Đề cao hoá các chuẩn mực đạo đức xã hội.
  • D. Làm suy thoái giống nòi, dân tộc.

Câu 16: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch (1)………., vi phạm đạo đức và (2)………, gây hậu quả xấu đến (3)………. của đời sống.”

  • A. (1) chuẩn mực xã hội; (2) pháp luật; (3) kinh tế, xã hội.
  • B. (1) lợi ích của cộng đồng; (2) pháp luật; (3) mọi mặt.
  • C. (1) chuẩn mực xã hội; (2) pháp luật; (3) mọi mặt.
  • D. (1) chuẩn mực xã hội; (2) phong tục tập quán; (3) mọi mặt.

Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội

  • A. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật.
  • B. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội.
  • C. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới.
  • D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.

Câu 18: Tệ nạn xã hội không bắt nguồn từ nguyên nhân nào?

  • A. Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.
  • B. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.
  • C. Thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình.
  • D. Được chiều chuộng, quan tâm từ phía gia đình, nhà trường.

Câu 19:  Em đồng ý với ý kiến nào sau đây

  • A. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.
  • B. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
  • C. Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật.
  • D. Sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 20:  Để tránh vấp phải tệ nạn xã hội, mỗi chúng ta không nên có hành động nào sau đây?

  • A. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội.
  • B. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội.
  • C. Thử tham gia vào tệ nạn xã hội để biết.
  • D. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác