Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 kết nối bài 10: Lời giới thiệu sách Nhóc Ni - cô-la: những chuyện chưa kể
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 10: Lời giới thiệu sách Nhóc Ni - cô-la: những chuyện chưa kể. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
An-nơ Gô-xi-nhi sinh năm 1968, người Pháp, là con gái của nhà văn Rơ-nê Gô-xi-nhi, tác giả của bộ truyện về nhân vật nhóc Ni-cô-la
2. Tác phẩm: trích Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể, tập 3, Trác Phong và Hương Lan dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Nhan đề, thể loại, hoàn cảnh ra đời của cuốn sách
- Nhan đề có tên nhân vật nhóc Ni-cô-la – đã được biết đến từ những cuốn sách khác của tác giả Rơ-nê Gô-xi-nhi, chính vì thế khi có thêm cụm từ “những chuyện chưa kể” – những điều độc giả chưa biết về nhân vật quen thuộc và đxa được yêu mến này, nhan đề có tác dụng thu hút, gợi trí tò mò của người đọc. Đồng thời, tác giả của lời giới thiệu cũng nhấn mạnh vào hoàn cảnh ra đời của các câu chuyện: đã được viết từ lâu nhưng nhiều tác phẩm chưa được công bố rộng rãi. Điều đó càng tạo nên tính hấp dẫn của cuốn sách.
=> Cách đặt vấn đề của lời giới thiệu cuốn sách như vậy rất thành công: vừa vừa làm nổi bật lên điểm độc đáo, , mới lạ của cuốn sách, vừa kết nối với những hiểu biết của độc giả về nhân vật chính trong cuốn sách
2. Đề tài và đặc điểm nổi bật về nội dung, nghệ thuật của cuốn sách
- Đề tài của cuốn sách quen thuộc nhưng câu chuyện lại mới mẻ, không hề nhàm chán “Một lần nữa, các tác giả lại khiến ta ngạc nhiên khi dẫn dắt nhân vật của họ đến những tình huống chả ai ngờ tới”.
- Nội dung của cuốn sách bao gồm cả phần truyện và tranh được giới thiệu là một thế giới “đầy chất hiện thực”, đồng thời cũng là một “thế giới kì diệu nơi trẻ con nhìn các bậc phụ huynh bằng con mắt tỉnh táo, châm biếm nhưng vẫn trìu mến và nơi ấy người lớn, về phần mình giải quyết một cách non nớt nhưng vấn đề cứ như là thực”.
=> Cách giới thiệu rất giản dị nhưng tạo được sức hút, gợi trí tò mò
=> Tóm lại: Người viết lời giới thiệu trình bày thật giản dị, ngắn gọn nhưng làm nổi bật sự độc đáo về nghệ thuật của cuốn sách
3. Những điểm đáng chú ý về tác giả và giá trị độc đáo của cuốn sách
Tác giả của lời giới thiệu không chỉ đề cập đến những thành phần nội dung cơ bản luôn cần có như đề tài, nội dung, nghệ thuật mà còn dẫn dắt người đọc lưu ý mối quan hệ tình bạn đặc biệt giữa nhà văn và hoạ sĩ minh hoạ cho cuốn sách
=> Đó chính là cách gợi mở với đọc giả thêm một điểm khác biệt quan trọng của cuốn sách: Nhà văn và hoạ sĩ minh hoạ là hai người bạn tri âm tri kỉ, thấu hiểu nhau. Việc tìm ra những điểm khác biệt quan trọng như vậy rất cần có trong một lời giới thiệu sách
4. Cách thu hút sự chú ý và khích lệ người đọc tìm hiểu cuốn sách
Cách trình bày của người viết lời giới thiệu khiến độc giả cảm nhận rằng những chuyện chưa kể về Nhóc Ni-cô-la dường như không bao giờ hết. Sức hấp dẫn của cuốn sách như một cuộc phiêu lưu không giới hạn hoặc mỗi lần xuất hiện của nhân vật như một lần bước ra sân khấu – luôn chứa đựng bất ngờ
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể đã cung cấp những thông tin đáng chú ý về hoàn cảnh ra đời, tác giả, đề tài, chủ đề, ý nghĩa, mục đích của người viết, đồng thời nêu bật những điểm riêng, thú vị nhằm gợi sự hứng thú, khiến độc giả muốn tìm hiểu tác phẩm
2. Nghệ thuật
- Văn bản trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản.
- Nghệ thuật giới thiệu đặc sắc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận