Tóm tắt kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài: Thực hành tiếng việt trang 96

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 6 cánh diều bài: Thực hành tiếng việt trang 96. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. MỞ RỘNG VỊ NGỮ TRONG CÂU

1. Xét ví dụ

Tôi // đang đi du lịch.

- Vị ngữ là một cụm danh từ, trong đó “đi” là động từ trung tâm.

2. Nhận xét

- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính cảu câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ.

- Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ (cụm động từ)

- Mở rộng vị ngữ là thêm cho vị ngữ thành tố phụ, làm cho ý nghĩa của câu được đầy đủ, rõ ràng hơn, phù hợp với ngữ cảnh và mục đích giao tiếp hơn.

II. CỤM ĐỘNG TỪ, CỤM TÍNH TỪ

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

đang

đi

du lịch

- Những từ làm phụ ngữ ở phần trước: đã, sẽ, đang, sắp…

- Những từ làm phụ ngữ phía sau bổ sung cho phần trung tâm: thường là các danh từ

- Từ trung tâm: động từ hoặc tính từ

III. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài 1

Trong bài  Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập, những câu mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian:

Ngày 4-5-1945. HCM rời Pác Bó về Tân Trào.

Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.

Ngày 28 và ngày 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời.

→ Tác dụng: xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

Bài 2

a) Tráng sĩ // mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)

b) Giặc // tan vỡ. (Thánh Gióng)

c) Người // dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản "Tuyên ngôn Độc lập". (Bùi Đình Phong)

d) Người // đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. (Theo Bùi Đình Phong)

→ Các vị ngữ là cụm từ: a, c, d.

Bài  3

a) Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)

- Vị ngữ là cụm tính từ.

- Trung tâm: dài.

- Phần phụ trước: trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo.

- Phần phụ sau: kín xuống tận chấm đuôi. 

b) Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)

- Vị ngữ là cụm động từ.

- Trung tâm: trả lời.

- Phần phụ sau: tôi bằng một giọng rất buồn rầu.

c) Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo "Tuyên ngôn Độc lập". (Theo Bùi Đình Phong)

- Vị ngữ là cụm động từ.

- Phần trung tâm: Bổ sung.

- Phần phụ sau: một số điểm vào bản thảo "Tuyên ngôn Độc lập"

d) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (Theo Bùi Đình Phong)

- Vị ngữ là cụm động từ.

- Phần trung tâm: đọc.

- Phần phụ sau: "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo