Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 6: Tảo Phát Bạch Đế Thành

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6: Tảo Phát Bạch Đế Thành. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Xuất xứ văn bản Tảo phát Bạch Đế thành.

  • Lý Bạch sáng tác trong bối cảnh nổi loạn An Lộc Sơn năm 755.
  • Được sáng tác khi Lý Bạch đến thành Bạch Đế sau khi thoát khỏi đày đi Dạ Lang.

2. Nhan đề

Tảo phát Bạch Đế thành: ra đi sớm từ thành Bạch Đế.

3. Hai địa danh Bạch Đế và Giang Lăng

  • Bạch Đế: một thành cổ thuộc thượng nguồn sông Trường Giang, nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
  • Giang Lăng: thuộc Hồ Bắc, cách Bạch Đế 2200 dặm.

II. HÌNH ẢNH, NỘI DUNG, THÔNG ĐIỆP TRONG BÀI THƠ TẢO PHÁT BẠCH ĐẾ THÀNH

1. Bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ

  • Mô tả trong sáng, mây rực rỡ từ thành Bạch Đế.
  • Núi non hùng vĩ, con thuyền nhẹ vun vút vượt ngàn dặm.
  • Tiếng vượn kêu khổng dứt làm cho không khí trở nên sôi động.

=> Bức tranh thiên nhiên với núi non sông nước hùng vĩ, có sự xuất hiện của chiếc thuyền làm tâm điểm ở đó ta thấy được tư thế tự do, hiên ngang của con người.

2. Một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh và tình cảm, cảm xúc của nhà thơ

  • "Vạn trùng san": vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ của phía nam Trung Quốc từ Bạch Đế (tức là vùng đất Tứ Xuyên ngày nay) đến Giang Lăng (ngày nay là Hồ Bắc). Nơi đây núi tiếp núi, vách đá che khuất cả bầu trời, vượn kêu thê thảm, hang trống truyền âm thanh bị ai không dứt (tiếng vượn đôi bờ kêu không dứt).
  • Hình ảnh “khinh chu” (con thuyền nhẹ): tâm trạng của chủ thể trữ tình lại rất hào hứng, vui tươi, hoà nhập vào cảnh tượng hùng vĩ đó qua câu cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ) vượt qua núi non muôn dặm. Có thể thấy đó là sự hoà hợp thiên – nhân (thiên nhiên – con người).

3. Chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ

  • Chủ đề: Lòng yêu mến thiên nhiên, sự giao hòa giữa con người và tự nhiên.
  • Cảm hứng chủ đạo: Tinh thần lạc quan, sự ngợi ca và yêu thương phong cảnh.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung:

Tả cảnh thiên nhiên để thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự hoàn nhập giữa con người và thiên nhiên.

2. Nghệ thuật

  • Nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình": Tài năng của Lý Bạch tạo nên một bức tranh phong cảnh đẹp và tao nhã.
  • Giọng điệu phóng khoáng, hòa sảng, hình ảnh giản dị nhưng mang nhiều ẩn ý.

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CTST bài 6 Tảo Phát Bạch Đế Thành, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời bài 6: Tảo Phát Bạch Đế Thành, Ôn tập văn 11 chân trời bài Tảo Phát Bạch Đế Thành

Bình luận

Giải bài tập những môn khác