Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 cánh diều bài 3: Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều bài 3: Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản
- Xuất xứ: Đoạn trích Thị Mầu lên chùa được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.
- Thể loại: chèo
- Bố cục:
+ Phần 1: (từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa.
+ Phần 2: (còn lại): Tính cách, đặc điểm Thị Kính.
- Nội dung đoạn trích: Đoạn trích thuật lại sự việc Thị Mầu lên chùa để tán tỉnh, trêu đùa với Tiểu Kính với thái độ trơ trẽn điệu bộ lẳng lơ. Tuy nhiên, Tiểu Kính vẫn liêm chính, không quan tâm và giữ khoảng cách với Thị Mầu.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Nhân vật Thị Mầu
- Thị Mầu sử dụng lời nói, lời hát (hát ghẹo tiểu, hát) để tỏ bày tình cảm: Đó là lời nói với Tiểu Kính (đối thoại); lời nói với chính mình (độc thoại); lời nói với khán giả (bàng thoại).
+ Lời nói, hát là hành động của Thị Mầu biểu thị các hành động: giới thiệu thông tin về bản thân với chú tiểu, khen chú tiểu, mời chú tiểu ăn giàu, ghẹo tiểu, thách thức, bất chấp sự chê trách, phê phán của người đời (thể hiện qua tiếng đế),... Bên cạnh hành động thể hiện qua ngôn ngữ, còn là các hành động trực tiếp đi kèm với lời nói, hát (được thể hiện thông qua chỉ dẫn sân khấu): nấp; xông ra nắm tay Tiểu Kinh;...
- Mục đích: Thị Mầu lên chùa, mang tiền cùng gạo của cha mẹ tiến cúng chỉ là cái cớ. Mối quan tâm duy nhất của Thị Mầu là bày tỏ tình cảm với chú tiểu. Thị Mầu tranh thủ mọi cơ hội để bộc lộ lòng mình.
- Tiếng gọi "thầy tiểu ơi” trở đi trở lại nhiều lần, cùng với những tiếng gọi ấy là nỗi lòng, khát khao hạnh phúc được Thị Mầu thẳng thắn, táo bạo tỏ bày. Sự điệp đi nhấn lại cho thấy mối quan tâm duy nhất của Thị Mầu khi lên chùa là thầy tiểu.
-> Tác dụng:
+ Tiếng gọi ấy như buộc đối tượng phải quan tâm đến mình, làm cho mọi lời nói, tiếng hát trở thành tiếng giãi bày chỉ mong đối tượng thấu hiểu, trờ thành những "bủa vây” bay vờn, xoắn xuýt bám riết lấy đối tượng giao duyên, quyết thực hiện bằng được khao khát tỏ bày tình cảm của mình.
+ Tiếng gọi như muốn bộc bạch tất cả sự mê đắm, bật ra tất cả nỗi nhớ nhung, niềm khao khát.
+ Tiếng gọi hòa với giọng hát, ánh mắt sóng sánh đa tình, nhịp bước "tung toé”, sắc áo rực rỡ, những đường nét xuân thì bung tỏa của cơ thể thiếu nữ trẻ trung,... tạo thành một Thị Mầu sẵn sàng bật tung mọi khuôn thước để sống đúng với tình cảm tự nhiên của trái tim thiếu nữ,...
- Diễn biến tâm trạng Thị Mầu:
Theo lời nói, lời hát, hành động của nhân vật, người đọc nhận ra diễn biến tâm trạng của Thị Mầu:
- Từ rộn ràng, tươi vui, náo nức khi lên chùa
-> đến choáng váng, đắm đuối, si mê táo bạo tỏ bày tình cảm và quyết liệt “tấn công" đối tượng bằng tất cả sự “bùng nổ" của dòng nham thạch đầy sức sống.
-> buồn bã, thất vọng khi không được đáp lại, để rồi như gồng mình lên, bất chấp, thách thức mọi khuôn khổ, phép tắc, định kiến giáo điều của quan niệm phong kiến trong tình yêu.
- Nhận xét: Nhân vật Thị Mầu mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống, Thị Mầu đi ngược hẳn với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh.
2. Nhân vật Tiểu Kính
* Ngoại hình:
- Đẹp như sao băng.
- Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.
* Lời nói:
- "A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên đề ghi vào lòng sớ"
- "A di đà Phật"
- "Một nén cũng biên"
- "Một đồng cũng kể"
- "Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc".
- Tiểu Kính đã cư xử đúng mực theo nguyên tắc của người tu hành. Tiểu Kính chẳng thưa bất cứ lời bộc bạch, thổ lộ nào của Thị Mầu, mượn lời niệm Phật mong nhắc Thị Mầu về giới hạn của người tu hành và chốn Thiền môn hoặc bỏ chạy trước hành động xông ra nắm tay của Thị Mầu.
* Tính cách:
- Hành động của Tiểu Kính tạo ra sự đối lập với hình tượng Thị Mầu. Tiểu Kính càng kiệm lời, lạnh lùng, không đáp lại thì Thị Mầu càng đắm đuối, si mê, táo bạo.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm. Qua đó cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.
- Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn
- Ngôn từ mang những nét đặc trưng của sân khấu chèo.
- Từ ngữ dân gian giản dị, mộc mạc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận