Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 2 chủ đề 3: Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ
Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 3: Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nhiệm vụ 1. Xây dựng và giữ gìn tình bạn
a. Chia sẻ những điều mà tình bạn mang lại cho em
Gợi ý:
+ Tình bạn giúp em trở nên mạnh dạn và tự tin hơn.
+ Tình bạn giúp em biết cách thể hiện tình cảm và quan tâm hơn đến mọi người xung quanh hơn.
+ Tình bạn giúp em trở nên hài hước, vui vẻ và hòa đồng hơn với mọi người.
+ Tình bạn giúp em có thêm ý chí và sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống…
b. Những khó khăn trong việc xây dựng và giữ gìn tình bạn
Gợi ý:
+ Ít chia sẻ với bạn
+ Khó khăn trong cách diễn đạt dẫn đến hiểu lầm.
+ Ít tham gia các hoạt động tập thể.
+ …….
c. Những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn.
Gợi ý:
+ Duy trì liên lạc với bạn thường xuyên.
+ Cởi mở và chân thành thể hiện thái độ, quan điểm của em về mối quan hệ với bạn.
+ Chấp nhận sự khác biệt trong sở thích, tính cách và quan điểm của bạn.
+ Lắng nghe và phản hồi tích cực với những góp ý và chia sẻ của bạn.
+ Bình tĩnh giải thích khi xảy ra bất hòa với bạn.
+ Tìm kiếm các sở thích, quan điểm chung và cùng làm những việc để chia sẻ điểm chung đó.
d. Sắm vai thể hiện những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống.
+ TH1. Giải thích cho bạn hiểu, kiểm tra là đánh giá năng lực của mỗi người để từ đó biết được kết quả và có mục tiêu học tập tốt hơn. Ở các bài kiểm tra tiếp theo, nếu bạn muốn chúng mình sẽ ôn bài cùng nhau để làm bài tốt hơn.
+ TH2. Nói với bạn rằng, ai cũng có những khuyết điểm và mình cũng vậy, mình đang cố gắng từng ngày để cải thiện nó. Mong bạn đừng đưa khuyết điểm đó để chế giễu và đùa cợt. Điều đó khiến mình cảm thấy không vui.
+ TH3. Giải thích với bạn, các hoạt động tập thể chỉ diễn ra vào một số dịp đặc biệt, do đó mình không thể bỏ nó được. Đó là những hoạt động bổ ích, giúp hòa đồng với mọi người, nếu có thể bạn tham gia cùng mình để biết thêm được nhiều bạn mới.
*Kết luận: Mâu thuẫn trong mối quan hệ với bạn bè là vấn đề có thể xảy ra với bất kì ai. Khi xảy ra vấn đề, các em không nên vội vàng nói hay hành động khi đang cảm thấy tức giận, buồn bực. Trước hết, các em hãy bình tĩnh suy nghĩ và thử đặt mình vào vị trí của bạn để tìm hiểu nguyên nhân. Sau đó, lựa chọn cách ứng xử phù hợp để giữ gìn tình bạn tốt đẹp.
e. Chia sẻ những bài học để xây dựng và giữ gìn tình bạn
+ Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.
+ Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống
+ Tình bạn giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.
=> Tình bạn là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Một tình bạn đẹp là hai người biết cùng nhau san sẻ vui buồn giúp đỡ nhau những lúc khó khăn để cùng nhau vượt qua chỉ có vậy tình bạn mới thực sự tồn tại và đẹp.
Nhiệm vụ 2. Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường
a. Chia sẻ các tình huống bắt nạt học đường em đã gặp hoặc chứng kiến
Gợi ý:
+ Bạn N giật cuốn truyện bạn H đang đọc và nhận là của N.
+ Một đám bạn nam chặn đánh bạn T vì T là dân ngoại tỉnh.
+ Một đám bạn Nữ cấm các bạn còn lại trong lớp chơi với bạn H, nếu chơi sẽ bị đánh.
+ …………..
=> Bắt nạt học đường là một hành vi tiêu cực vì có thể gây tổn thương đến một hoặc nhiều người. Đó cũng là một vấn đề hiện đang rất cần sự quan tâm và nỗ lực phòng, tránh từ nhiều phía (bản thân HS, GV, phụ huynh và cả cộng đồng).
b. Trao đổi về biểu hiện của bắt nạt học đường
- Biểu hiện của bắt nạt học đường:
+ Tác động vật lí lên bạn
+ Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản của bạn.
+ Cô lập bạn
+ Thể hiện thái độ, lời nói khinh thường bạn.
+ Lan truyền những thông tin tiêu cực về bạn.
+ Ép bạn làm những điều bạn không thích.
- Hậu quả của bắt nạt học đường:
+ Về sức khỏe thể chất: khiến bạn bị tổn thương trên cơ thể.
+ Về sức khỏe tinh thần: khiến bạn trở nên lo sợ, căng thẳng, bất an, sợ đến trường, mất hứng thú với các hoạt động tập thể của trường/ lớp…
*Kết luận:
- Hành vi bắt nạt là hành vi làm người khác tổn thương về thể chất (bị đánh đau) và tinh thần (khó chịu, buồn rầu, xấu hổ, cô đơn…) được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Hành trình trường thành của mỗi người đều cần có những người bạn. Thật đáng buồn, bởi trên thực tế hiện tượng bắt nạt học đường vẫn còn tồn tại. HS cần có kiến thức để rèn luyện bản thân không trở thành người đi bắt nạt và biết phòng, tránh bị bắt nạt học đường.
c. Cách phòng, tránh bắt nạt học đường
- Nguyên nhân:
Muốn gây sự chú ý
Muốn thể hiện sức mạnh
Cảm thấy ghen tỵ với bạn về năng lực, hình thức,…
Xả cơn tức giận do mâu thuẫn…
=> Kết luận: Nếu mỗi người không tự biết kiềm chế cảm xúc, mong muốn của bản thân sẽ rất dễ dẫn đến việc thực hiện hành vi gây tổn thương đến người khác.
- Cách phòng, tránh bắt nạt học đường:
Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của bắt nạt học đường.
Điều chỉnh cảm xúc và có phản ứng phù hợp khi có nguy cơ bị bắt nạt.
Chia sẻ thông tin với người tin cậy khi có nguy cơ bị bắt nạt hoặc đã bị bắt nạt.
Tìm kiếm sự hỗ trợ khi mình bị bắt nạt hoặc chứng kiến người khác bị bắt nạt.
=> Kết luận: Mỗi người cần chủ động quan sát, quan tâm đến các bạn. Khi thấy bạn có những biểu hiện bất thường thì cần chủ động hỗ trợ và báo cho những người có khả năng giải quyết.
d. Sắm vai xử lí tình huống để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
*Tình huống 1:
- Nguyên nhân: Nhóm bạn có vẻ coi thường G và không muốn G tham gia vào hoạt động thảo luận của nhóm.
- Cách giải quyết:
+ G không nên tức giận khi nghe câu nói đó. Chờ các bạn thảo luận xong, G gặp một số bạn trong nhóm để chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình và hỏi lí do các bạn không muốn lắng nghe mình. G có thể nói “Tớ rất thích bóng đá giống các cậu. Tớ cũng quý các cậu. Tớ thực sự muốn được cùng tham gia thảo luận với cả nhóm về các trận bóng đá. Tớ nên làm gì để có thể tham gia vào các hoạt động chung với cả nhóm?
+ G chia sẻ với các bạn trong lớp hoặc với người thân để được hướng dẫn cách trở nên hòa đồng với nhóm bạn đó.
*Tình huống 2.
- Nguyên nhân: Nhóm bạn muốn thể hiện sức mạnh với M, hoặc có thể nhóm bạn ghen tị với năng lực của M.
- Cách giải quyết:
+ M không nên im lặng, chịu đựng và đồng ý với yêu cầu vô lí từ nhóm bạn.
+ M thử thuyết phục nhóm bạn bằng cách đưa ra những hệ quả tiêu cực nếu các bạn vẫn cố thực hiện hành vi đó. Sau đó, M thử đề xuất một cách khác là giúp giảng lại bài cho các bạn vào giờ ra chơi hoặc ngày nghỉ.
+ Nếu nhóm bạn không đồng ý, M cần nói với ban cán sự lớp và GV chủ nhiệm có cách can thiệp phù hợp, kịp thời.
Nhiệm vụ 3. Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống
a. Chia sẻ những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ đời sống
Gợi ý:
- Chủ động tham gia các hoạt động tập thể ở trường, cộng đồng để xây dựng mối quan hệ với thầy cô và các bạn mới.
- Kiểm soát được cảm xúc, hành vi của bản thân trong mối quan hệ.
- Tự đánh giá thái độ, hành vi sau mỗi việc làm và rút ra bài học cho bản thân.
- Thương lượng để tìm ra cách giải quyết khi xảy ra bất đồng ý kiến.
=> Kết luận: Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ trong các mối quan hệ là người thể hiện sự tự tin và độc lập khi giao tiếp với người xung quanh. Khi gặp vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ, người tự chủ có thể bình tĩnh đưa ra quyết định sáng suốt, không chịu sự tác động, ép buộc của người khác; có thể tự điều chỉnh hành vi, lời nói để tránh những vấn đề tương tự xảy ra.
b. Kể về những tình huống mà em đã thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống
Gợi ý:
+ Chủ động làm quen với bạn mới.
+ Chủ động giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
+ Chủ động nhận lỗi và xin lỗi bố mẹ khi có lỗi.
+ Chủ động nhờ thầy cô hướng dẫn lại bài khi chưa hiểu…
=> Kết luận: Việc rèn luyện sự tự chủ trong mối quan hệ là một trong những nguyên tắc để giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người thân, thầy cô và các bạn.
c. Thực hiện những cách phù hợp để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ đời sống ở những tình huống
*Tình huống 1.
- S hỏi lí do vì sao nhóm bạn đó yêu cầu S không chơi với N. Sau đó, giải thích cho nhóm bạn đó hiểu hơn tính cách của N và đồng cảm với bạn.
- S tạo cơ hội để N hòa đồng với các bạn trong lớp….
*Tình huống 2.
- Đầu tiên, P hẹn gặp nhóm bạn thân trong giờ ra chơi hoặc sau giờ học để hỏi han tình hình học tập của các bạn, về trò chơi mà các bạn đang chơi.
- P bày tỏ cảm xúc và mong muốn của bản thân.
- P giới thiệu và đề nghị các bạn cùng chơi những trò chơi điện tử khác thú vị và bổ ích hơn cho việc rèn luyện trí não, khả năng tính toán…
- Nếu nhóm bạn không muốn thay đổi thì P nên trao đổi với GV chủ nhiệm để hỗ trợ.
=> Kết luận: Sự tự chủ thể hiện qua việc tự đưa ra các quyết định hợp lí, không chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh.
d. Chia sẻ cảm xúc của em khi tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống
- Tầm quan trọng của việc rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ:
+ Trở nên tự tin, độc lập, không bị lệ thuộc vào suy nghĩ, hành động của người khác.
+ Có thể chủ động sắp xếp công việc một cách khoa học, cân bằng thời gian dành cho mọi người xung quanh, cho việc học tập và những công việc khác của bản thân.
+ Mở rộng các mối quan hệ
+ Nhận được sự yêu mến, tin tưởng từ mọi người.
+ …………….
Nhiệm vụ 4. Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
a. Những vấn đề có thể nảy sinh trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Gợi ý:
- Mạng xã hội em sử dụng: Facebook, tiktok, zalo, instagram…
- Mục đích sử dụng mạng xã hội: xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giao lưu giữa người với người nên thông qua mạng xã hội sẽ thúc đẩy, mở rộng các mối quan hệ, sự tương tác với nhau…
- Những vấn đề có thể nảy sinh trong các mối quan hệ trên mạng xã hội:
+ Bình luận thiếu thiện chí
+ Chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng.
+ Không xem xét kĩ trước khi chấp nhận lời mời kết bạn.
b. Những việc em đã làm để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Gợi ý:
+ Chủ động kết bạn hoặc từ chối kết bạn trên mạng xã hội.
+ Chủ động xác minh thông tin và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
+ Chủ động đề xuất phương án hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
c. Cách thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
- Chọn lọc thông tin trước khi đăng lên trang cá nhân.
- Kiểm tra kĩ tính xác thực của nguồn thông tin trước khi chia sẻ với mọi người.
- Sử dụng cách nói phù hợp để bình luận bài đăng của bạn.
- Không kết bạn với những tài khoản có hành vi lời nói thiếu chuẩn mực.
- Không làm theo những hành vi khiêu khích, gây tổn thương danh dự của người khác trên mạng.
d. Đóng vai nhân vật trong các tình huống để thể hiện sự tự chủ của em trên mạng xã hội.
Gợi ý:
*Tình huống 1. Kiểm tra, xác minh thông tin bạn nhờ chia sẻ là tích cực hay tiêu cực. Nếu tích cực thì vui vẻ đồng ý chia sẻ. Nếu tiêu cực thì xin lỗi và từ chối bạn vì không thể giúp được. Đồng thời, cảnh báo với mọi người để mọi người chú ý.
*Tình huống 2. Phản hồi nhẹ nhàng khiêm tốn: “Tôi vui khi bài đăng của tôi được các bạn quan tâm. Tôi rất mong nhận được lời động viên và góp ý lịch sự, tích cực từ mọi người”. Sau đó đánh giá lại nội dung bài đăng của mình để điều chỉnh theo hướng tích cực. Chặn không cho người đó vào xem tin trên trang cá nhân của mình bằng cách bật chế độ bạn bè để hạn chế số người xem.
*Tình huống 3. M cần nhìn nhận lại những nội dung chia sẻ của mình từ trước đến nay, đó đều là những chia sẻ tâm trạng, thiếu tích cực. Thay vào đó, cố gắng chia sẻ những điều hay, điều mới mẻ, yêu đời để lan tỏa năng lượng đó tới mọi người, đồng thời cũng giúp mình vui vẻ hơn.
*Tình huống 4. Em không tham gia tranh luận, em nhắn tin riêng cho các bạn và khuyên các bạn không nên tranh luận gay gắt trên mạng xã hội như vậy. Các bạn có thể thảo luận trong một group riêng hoặc đến lớp cùng bàn luận.
Nhiệm vụ 5. Rèn luyện kĩ năng từ chối trong một số tình huống
a. Xác định tình huống cần từ chối
- Tình huống cần từ chối:
+ Khi các bạn trong lớp yêu cầu em thực hiện những việc vượt quá khả năng của bản thân.
+ Khi một nhóm bạn trên mạng xã hội yêu cầu em chia sẻ về một thông tin có thể gây tổn hại đến người khác.
+ Khi người quen nhờ em làm một việc vào lúc em đang rất bận.
=> Những tình huống cần từ chối:
+ Được đề nghị làm những việc vượt quá khả năng của bản thân.
+ Bị dụ dỗ làm những việc gây tổn hại đến mình và người khác.
+ Bị rủ rê làm những việc mà bản thân không muốn làm, hay không sẵn sàng làm vào thời điểm đó.
- Nếu không từ chối dẫn đến hậu quả:
+ Bị đánh giá không tốt bởi những người xung quanh.
+ Có thể đánh mất tình bạn đẹp
+ Khiến người khác bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần.
+ Khiến người thân lo lắng
b. Những cách từ chối khéo léo
+ Từ chối thẳng: Từ chối một cách thẳng thắn, dứt khoát.
+ Từ chối trì hoãn: Từ chối và đưa ra một lí do để trì hoãn việc thực hiện.
+ Từ chối thương lượng: Từ chối và đưa ra phương án khác phù hợp hơn để thay thế.
=> Kết luận: Trong cuộc sống có nhiều tình huống cần từ chối. Đối với HS, các em cần nhận biết được các tình huống cần từ chối, từ đó, xác định và thực hiện cách từ chối phù hợp để không gây ra những hậu quả đáng tiếc, không gây áp lực cho bản thân, đồng thời đem lại cảm giác thoải mái, an toàn cho chính mình.
c. Đóng vai thực hiện từ chối trong các tình huống
- Tình huống 1. Nói một cách lễ phép với anh trai: “Anh chưa làm xong đã bỏ dở công việc đi chơi, trong khi em đã cố gắng hoàn thành phần việc nhà được bố mẹ giao. Em cũng còn nhiều bài tập về nhà chưa hoàn thành xong nên em chỉ có thể phụ anh làm một việc. Nhưng mà bố mẹ sắp về rồi nên em nghĩ anh nên nói thật và xin lỗi bố mẹ”.
- Tình huống 2. Em từ chối đề nghị của các bạn, em nói nhỏ nhẹ với các bạn: “Tớ biết các cậu cũng chỉ trêu ghẹo bạn một chút thôi, nhưng biết đâu bạn lại không thích điều đó nên thôi các cậu đừng trêu bạn nữa nhé”.
- Tình huống 3. Em nhỏ nhẹ góp ý với em gái: “Chị biết lứa tuổi em ai cũng đang mải chơi, nhưng nếu mình có nhiệm vụ nhóm giao thì mình nên cố gắng hoàn thành nó trước nhé. Giờ chị cũng bận ôn thi, nếu đồng ý thì chị sẽ dành một chút thời gian hướng dẫn cách để em làm, còn nếu không thì em xin lỗi các bạn và nhờ các bạn làm gấp để mai còn có bài thuyết trình cho nhóm”.
- Tình huống 4. Em từ chối khéo vì lí do lịch học kín hết không có nhiều thời gian để sử dụng mạng xã hội.
=> Tổng kết: Trong cuộc sống có nhiều tình huống cần từ chối. Tùy theo tình huống xảy ra, có thể từ chối thẳng bằng cách trả lời dứt khoát “không”, có thể từ chối thương lượng hoặc từ chối trì hoãn. Vì vậy, mỗi người cần học cách từ chối để có kĩ năng từ chối và sử dụng kĩ năng từ chối một cách linh hoạt, khéo léo nhằm tránh được những hậu quả không đáng có, tránh được áp lực cho bản thân và luôn có cảm giác thoải mái trong giao tiếp, ứng xử với mọi người.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận