Tóm tắt kiến thức địa lý 10 kết nối bài 36: Địa lí ngành du lịch

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 kết nối bài 36: Địa lí ngành du lịch. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DU LỊCH 

- Vai trò:

+ Với phát triển kinh tế: góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước, tạo nguồn thu cho đất nước, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Với các lĩnh vực khác: đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người; bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá; tăng cường sự hiểu biết giữa các nước.

– Đặc điểm:

+ Du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá – xã hội.

+ Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác.

+ Hoạt động du lịch có tính mùa vụ, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. + Khoa học – công nghệ tác động làm thay đổi hình thức, chất lượng... của ngành du lịch.

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ DU LỊCH

– Sự có mặt của các tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và sự kết hợp của các tài nguyên du lịch trên, tạo ra các sản phẩm du lịch.

- Thị trường (khách du lịch) có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của ngành du lịch cũng như cơ cấu của các sản phẩm du lịch.

– Cơ sở vật chất – kĩ thuật (cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, các cơ sở thương mại,...) và cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải,

– Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao mang lại sự hài lòng cho du khách. 

– Các điều kiện kinh tế – xã hội khác như sự phát triển của các ngành kinh tế, mức sống của dân cư, chính sách của nhà nước, điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội, dịch bệnh,... đều có tác động đến sự phát triển và phân bố của ngành du lịch.

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH DU LỊCH

- Hoạt động du lịch trên thế giới phát triển nhanh từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay. Du lịch đã trở thành một nhu cầu trong đời sống văn hoá – xã hội của người dân các nước, nhất là các nước kinh tế phát triển. 

- Số lượng khách du lịch quốc tế không ngừng tăng, từ 455,9 triệu lượt người năm 1990 lên 687,3 triệu lượt người năm 2000 và 1 460 triệu lượt người năm 2019.

- Doanh thu từ du lịch cũng tăng nhờ lượng khách du lịch tăng và chi tiêu của khách cũng tăng, đạt 1 482 tỉ USD (năm 2019), chiếm khoảng 7% GDP thế giới. Địa bàn du lịch ngày càng mở rộng. Các hoạt động du lịch ngày càng phong phú, bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống (tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao...) đã xuất hiện các loại hình du lịch mới (du lịch xanh; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,...).

- Tuy nhiên, sự bùng nổ du lịch cũng gây ra nhiều tác động đến môi trường, do vậy du lịch bền vững đang là xu hướng được các quốc gia quan tâm.

- Các nước có ngành du lịch phát triển nhất là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 36: Địa lí ngành du lịch, kiến thức trọng tâm địa lý 10 kết nối bài 36: Địa lí ngành du lịch, nội dung chính bài Địa lí ngành du lịch

Bình luận

Giải bài tập những môn khác