Tóm tắt kiến thức địa lí 7 chân trời bài 5: Thiên nhiên châu Á
Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 7 chân trời bài 5 Thiên nhiên châu Á. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 5: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC LÃNH THỔ CHÂU Á
Vị trí địa lí:
- Phần đất liền: kéo dài từ vùng cận cực Bắc tới Xích đạo
- Một số đảo và quần đảo kéo đến khoảng vĩ tuyến 10 độ N
- Tiếp giáp:
+ Phía tây: giáp châu Âu.
+ Phía nam: giáp châu Phi qua eo đất Xuy-ê và tiếp giáp với Ấn Độ Dương
+ Phía bắc: giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Đông: giáp Thái Bình Dương
Về kích thước
- Là châu lục lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 44,4 triệu km2 (bao gồm cả các đảo)
Về hình dạng
- Có dạng khối rộng lớn, bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều bán đảo, vịnh biển,…
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU Á
a. Địa hình, khoáng sản
Địa hình:
- Núi, sơn nguyên và cao nguyên:
+ Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Núi ở châu Á có hướng đông - tây hoặc gần đông - tây, bắc - nam hoặc gần bắc – nam.
+ Đây là khu vực địa hình thuận lợi cho phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; tuy nhiên trong quá trình khai thác cần lưu ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất,...
- Khu vực đồng bằng:
+ Chiếm 1/4 diện tích châu Á
+ Có các đồng bằng rộng lớn nhất thế giới, phân bố chủ yếu ở ven biển.
+ Các đồng bằng là nơi thuận lợi cho sản xuất và định cư => nhiều nền văn minh đã ra đời ở khu vực này.
Khoáng sản
- Nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn.
- Các khoáng sản quan trọng gồm: sắt, man-gan, đồng, than đá, dẫu mỏ, khí tự nhiên,...
- Các khoáng sản này có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục.
- Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản của nhiều nước còn chưa gắn với bảo vệ, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
b. Khí hậu
- Phân hóa đa dạng thành nhiều đới, mỗi đới gồm nhiều kiểu khí hậu, phổ biến nhất là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa:
+ Kiểu khí hậu gió mùa: phía đông và đông nam châu Á. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa đông (lạnh, khô) và mùa hạ (nóng, ẩm, mưa nhiều)
+ Kiểu khí hậu lục địa: trung tâm châu Á => rất khô hạn; mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng và khô.
- Những vùng khí hậu khô hạn, khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ diện tích châu Á, gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của dân cư.
- Những vùng khí hậu ẩm thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên thường có bão, lũ gây nhiều thiệt hại cho người dân.
c. Sông ngòi và hồ
- Phân bố không đều:
+ Các khu vực mưa nhiều sông có lượng nước lớn; mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.
+ Những khu vực khô hạn mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi sâu trong nội địa không có dòng chảy.
- Sông ngòi ở châu Á tạo điều kiện phát triển thuỷ điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông đường thuỷ,... Tuy nhiên, vào mùa mưa thường có lũ, lụt gây nhiều thiệt hại lớn.
- Có khá nhiều hồ, trong đó có các hồ sâu và lớn nhất thế giới
d. Các đới thiên nhiên
- Các đới thiên nhiên đa dạng:
+ Đới lạnh: ở phía bắc châu lục, thời tiết khắc nghiệt và có gió mạnh; phổ biến là hoang mạc cực, đồng rêu và đồng rêu rừng; động vật chủ yếu là các loài chịu lạnh, về mùa hạ có nhiều loài chim từ phương Nam di cư lên
+ Đới ôn hoà: chiếm diện tích lớn nhất, có sự phân hoá từ rừng lá kim sang rừng hỗn giao và rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên; càng vào sâu trong lục địa, khí hậu khô hạn nên chủ yếu là bán hoang mạc và hoang mạc. Khu vực núi cao phổ biến là thảo nguyên và băng tuyết.
+ Đới nóng: ở vùng khí hậu gió mùa, xích đạo; thực vật điển hình là rừng nhiệt đới. Rừng có nhiều tầng và thường xanh; ở những nơi khuất gió hoặc khô hạn có rừng thưa, xavan, cây bụi và hoang mạc.
- Đa số các đới thiên nhiên ở châu Á đều chịu ảnh hưởng bởi sự khai phá của con người => việc bảo vệ và phục hồi rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận