Tóm tắt kiến thức địa lí 7 chân trời bài 1: Thiên nhiên Châu Âu

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 7 chân trời bài 1 Thiên nhiên Châu Âu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC LÃNH THỔ CHÂU ÂU

- Vị trí: Châu Âu là châu lục ở phía tây của lục địa Á - Âu, nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc. 

- Hình dạng, kích thước:

+ Châu Âu có diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Đại Dương.

+ Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền, tạo nhiều bán đảo, vũng vịnh. Châu Âu còn có nhiều đảo và quần đảo.

- Tiếp giáp: 3 mặt giáp biển và đại dương

+ Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;

+ Phía tây giáp Đại Tây Dương;

+ Phía nam giáp Địa Trung Hải

+ Phía đông có dãy U-ran 

2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU

a. Địa hình

- Địa hình châu Âu khá đơn giản, chia làm hai khu vực chính:

+ Địa hình đồng bằng: chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm, tạo thành một dải. 

+ Địa hình miền núi bao gồm: Địa hình núi già; Địa hình núi trẻ. 

b. Khí hậu

- Có sự phân hóa mạnh, đa dạng từ bắc xuống nam, từ tây sang đông tạo nên các đới và kiểu khí hậu khác nhau.

Khí hậu

Đặc điểm chính

Nhiệt độ

Lượng mưa

Cực và cận cực

Phân bố ở phía bắc châu lục và các đảo vùng cực. 

Quanh năm giá lạnh

Mưa rất ít, dưới 500mm.

Ôn đới hải dương

Phân bố ở các đảo và vùng ven biển phía tây.

- Khí hậu điều hòa, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 0°C.

Có mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm 800 – 1000 mm trở lên.

Ôn đới lục địa

Phân bố ở vùng trung tâm và phía đông châu lục.

Mùa đông lạnh và khô, có tuyết rơi; mùa hạ nóng và ẩm.

Lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông, trung bình năm chỉ trên dưới 500mm.

Cận nhiệt Địa Trung Hải

Phân bố ở phía nam châu lục với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Mùa hạ nóng và khô, thời tiết ổn định. Mùa đông ấm và có mưa rào.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 500 – 700mm. 

Khí hậu núi cao

Phân bố chủ yếu ở các dãy Pi-rê-nê, An-pơ, Cap-ca.

Khí hậu thay đổi theo độ cao, có tuyết bao phủ.

Mưa nhiều.

c. Sông ngòi

- Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn các sông đầy nước quanh năm, không có lũ lớn, được nối với nhau bởi hệ thống các kênh đào. 

d. Đới thiên nhiên

- Đới lạnh: 

+ Chiếm diện tích nhỏ ở các đảo, quần đảo thuộc Bắc Băng Dương và một phần lãnh thổ phía Bắc châu lục. 

+ Động vật, thực vật nghèo nàn. 

- Đới ôn hòa: chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu, thiên nhiên đa dạng, thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

+ Ở khu vực ven biển phía tây: phổ biến là rừng lá rộng với thực vật chủ yếu là sồi, dẻ; động vật có gấu nâu, chim gõ kiến, gà rừng

+ Ở khu vực lục địa phía đông: 

  • Thiên nhiên có sự thay đổi từ bắc xuống nam: từ rừng lá kim nghèo thành phần loài với thực vật chủ yếu là thông, vân sam, thảo nguyên rừng,...; động vật có nai, sừng tầm, gấu,...
  • Phía đông nam nóng và khô hơn nên thảo nguyên chiếm ưu thế; động vật chủ yếu là sơn dương, chó sói, đại bàng,....

+ Ở phía nam châu lục, sinh vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô, nóng vào mùa hè. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức địa lí 7 CTST bài 1 Thiên nhiên Châu Âu, kiến thức trọng tâm địa lí 7 chân trời sáng tạo bài 1 Thiên nhiên Châu Âu, Ôn tập địa lí 7 chân trời bài 1 Thiên nhiên Châu Âu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác