Tóm tắt kiến thức địa lí 6 chân trời bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 6 chân trời sáng tạo bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC

- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất: từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồi).

- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33’.

- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng: 24 giờ (1 ngày đêm).

2. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

a. Sự luân phiên ngày đêm

- Vị trí điểm A không phải luôn là ban ngày, điểm B luôn là ban đêm vì: Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa. 

- Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái đất: Tại một thời điểm xác định, trên Trái đất có nơi đang là ngày, có nơi lại là đêm. Nguyên nhân là do Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm. Đây là hiện tượng ngày, đêm luân phiên nhau.

b. Giờ trên Trái đất

- Nhóm 1: 

+ Giờ địa phương (giờ Mặt trời): Các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến có cùng một giờ.

+ Giờ khu vực: Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực. 

+ Bề mặt Trái đất được chia ra làm 24 khu vực giờ khác nhau. Mỗi khu vực giờ là một múi giờ, tương ứng với 15° kinh tuyến.

- Nhóm 2: 

+ Giờ GMT: giờ được tính theo múi giờ gốc làm giờ giao dịch chung trên thế giới.

+ Múi giờ nước ta là GMT+7, sớm hơn so với giờ GMT. 

- Nhóm 3: Múi giờ của các thành phố:

+ Hà Nội: GMT +7

+ Oa-sinh-tơn: GMT -7

+ Mát-xco-va: GMT +3

+ To-ky-o: GMT GMT +9.

c. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể tự di chuyển trên bề mặt Trái đất

- Trái Đất tự quay đã sinh ra một lực làm cho các vật đang chuyển động trên Trái Đất đều bị lệch so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng này được gọi là lực Cô-ri-ô-lít.

- Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động theo hướng từ A đến B và từ C đền D bị lệch về phía bên phải so với hướng ban đầu.

- Ở bán cầu Nam, vật chuyên động theo hướng từ E đến F và từ O đến P bị lệch về phía bên trái so với hướng ban đầu.

- Rút ra kết luận: 

+ Ở bán cầu Bắc: vật thể chuyển động bị lệch về bên phải so với hướng chuyển động ban đầu.

+ Ở bán cầu Nam: vật thể chuyển động bị lệch về bên trái so với hướng chuyển động ban đầu.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều