Tóm tắt kiến thức công nghệ 7 kết nối bài 8: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm công nghệ 7 kết nối bài 8: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. THỜI VỤ TRỒNG RỪNG

- Thời vụ trồng rừng thích hợp là khi thời tiết ấm (không quá nóng, không quá lạnh), độ ấm vừa phải và có nước tưới đầy đủ

- Thời gian trong năm thích hợp để trồng rừng ở nước ta:

+ Miền Bắc: mùa xuân, mùa thu

+ Các tỉnh miền Trung và miền Nam: mùa mưa

- Ý nghĩa của việc trồng rừng đúng thời vụ: giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển cao

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RỪNG PHỔ BIẾN

a. Trồng rừng bằng cây có bầu

- Ưu điểm:

+ Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ; có sức đề kháng cao, nhờ đó giảm thời gian và số lần chăm sóc

+ Rễ của cây được bảo vệ khi vận chuyển, cây có tỉ lệ sống cao

- Quy trình trồng rừng băng cây có bầu

Bước

Nội dung

1

Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu

2

Rạch bỏ vỏ bầu

3

Đặt bầu vào lỗ trong hố

4

Lắp và nén đất lần 1

5

Lấp và nén đất lần 2

6

Vun gốc

- Tác dụng của các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu:

+ Tạo lỗ trong hố trồng có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất: chôn được bầu đất, để bầu đất không lộ ra ngoài.

+ Rạch bỏ vỏ bầu: rễ phát triển thuận lợi hơn và dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng

+ Đặt bầu vào lỗ trong hố: bắt đầu trồng cây

+ Lấp và nén đất lần 1: lấp đất có chứa phân bón để cây hấp thụ dinh dưỡng

+ Lấp và nén đất lần 2: để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ

+ Vun gốc: để khi tưới nước hay mưa đất lún xuống bằng miệng hố cây không bị ngập úng

b. Trồng rừng bằng cây con có rễ trần

- Ưu điểm

+ Cây được trồng có đủ lá, thân, rễ

+ Cây có sức đề kháng cao

+ Giảm thời gian và số lần chăm sóc, tiết kiệm chi phí

- Nhược điểm: Chỉ phù hợp với các loại cây có rễ phát triển, phục hồi nhanh như tràm, đước, tre,….

- Quy trình trồng rừng băng cây con có rễ trần:

+ Đào hố trồng cây

+ Đặt cây vào hố

+ Đặt cây vào hố

+ Nén đất

+ Vun gốc

- Các loại cây thường được dùng để trồng rừng: lim, trầm hương, sến, táu,…

3. CHĂM SÓC CÂY RỪNG

- Các công việc chăm sóc cây rừng:

+ Tỉa, dặm cây

+ Phát quang và làm cỏ dại

+ Bón phân cho cây

+ Xới đất và vun gốc

+ Làm hàng rào

4. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ RỪNG

- Các việc nên làm:

+ Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên

+ Phòng chống cháy rừng

+ Tuyên truyền bảo vệ rừng

+ Nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ rừng

+ Gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên

+ Trồng rừng đầu nguồn

+ Tuần tra để bảo vệ rừng

- Các việc không nên làm:

+ Đốt rừng làm nương rẫy

+ Chăn thả đại gia súc (trâu, bò,..) càng nhiều càng tốt

+ Khi thác gỗ xuất khẩu càng nhiều càng tốt.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 8: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, kiến thức trọng tâm công nghệ 7 kết nối bài 8: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, nội dung chính bài Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác