Soạn ngắn gọn văn 8 kết nối bài 8: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
Soạn siêu ngắn bài 8: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam sách ngữ văn 8 kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
CÂU HỎI MỞ ĐẦU
CH1. Em biết những tác phẩm văn học nào viết về mùa thu? Chia sẻ với các bạn về vẻ đẹp của mùa thu trong một tác phẩm mà em yêu thích
Tham khảo:
Những tác phẩm viết về mùa thu: Thu điếu, Nhàn, Thu ẩm,....
Vẻ đẹp mùa thu trong bài thơ Thu điếu:
Không khí se lạnh
Bầu trời cao xanh, cùng với nước ở ao rất trong, sóng biếc
Lá vàng khẽ đưa vèo
Hình ảnh xóm làng hiện lên bình dị, thân thuộc: ngõ trúc quanh co,..Nhưng trong đó có sự tĩnh mịch và man mác buồn
CÂU HỎI GIỮA BÀI
CH1. Vấn đề được bàn luận trong bài.
Trả lời:
Vấn đề được bàn luận: nhà thơ Nguyễn Khuyến và các bài thơ viết về mùa thu của ông
CH2. Ý kiến của người viết về bài thơ "Thu ẩm"
Trả lời:
Hình ảnh bình dân, tiến lên hiện thực
Không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu.
CH3. Câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài "Thu vịnh"
Trả lời:
Bài thơ mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái ao được thể hiện ngay trong phần mở đầu.
Mang thần của cảnh mùa thu, cái hồn, cái thần của cảnh thu tỏa xuống cả cảnh vật.
CH4. Cách tác giả nêu lí lẽ bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.
Trả lời:
Tác giả chứng minh cho ý kiến là từ cây tre Việt Nam những cây còn non, ít lá, thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật thanh đạm. Điều này hợp với hồn thu
CH5. Câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài thơ “Thu điếu”
Trả lời:
Ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ)
CH6. Cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến
Trả lời:
Tác giả đưa ra thực tế ở huyện Bình Lục là xứ đồng chiêm rất trũng kia mà. Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng bé tẻo teo. Sóng biếc cũng gợn rất nhẹ.
CH7. Câu văn đánh giá chung về ba bài thơ thu
Trả lời:
Nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoá nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
CH1. Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam bàn luận về vấn đề gì? Những yếu tố nào giúp em nhận ra điều đó?
Trả lời:
Văn bản bàn luận về: Nguyễn Khuyến và những bài thơ nôm viết về ba bài thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh,....
Những yếu tố nào giúp em nhận ra là: mùa thu của Việt Nam, nước ta, đất nước nhà mình, tên các bài thơ thu thu vịnh, thu điếu, thu ẩm,....
CH2. Tác giả nghị luận chỉ ra đặc điểm chung nào ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến?
Trả lời:
Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật
Cảnh trí đơn giản gần gũi,quen thuộc với làng quê Việt, không rườm rà, lòe loẹt mà cũng không gò bó khuôn sáo.
Đậm đà màu sắc quê hương đất nước.
CH3. Tuy điểm gặp gỡ, nhưng mỗi bài thơ vẫn có vẻ đẹp riêng. Em hãy tìm các luận điểm thể hiện sự khác biệt và nêu các lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.
Trả lời:
Thu vịnh phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu: Trong ba bài thơ, bài thu vịnh mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ cái cao
Thu điếu dừng lại ở 1 không gian thời gian cụ thể: Trên 1 ao thu,vào 1 chiều thu,1 ông già ngồi trên chiếc thuyền bé tẻo teo: Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.
Thu ẩm quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất.
CH4. Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà Xuân Diệu sử dụng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận đề?
Trả lời:
Vai trò: giúp các luận đề được thể hiện rõ ràng, khách quan và thuyết phục hơn
CH5. Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng nào? Em có nhận xét gì về cách phân tích bằng chứng của tác giả?
Gợi ý:
Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng là: từ cây tre Việt Nam, hình ảnh ao cá, cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, và những ngôn từ gần gũi mộc mạc về làng quê Việt Nam.
Cách phân tích bằng chứng giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung
CH6. Xuân Diệu cho rằng ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình "dân tộc hóa nội dung mùa thu" và "dân tộc hóa hình thức lời thơ". Em suy nghĩ như thế nào về nhận định trên
Tham khảo:
Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên của Xuân Diệu vì:
Ba bài thơ mỗi bài có những vẻ đẹp khác nhau song hội tụ lại đều nói về cảnh thu, hồn thu về làng cảnh, cuộc sống, phong tục, con người. Mọi cảnh vật đều đẹp, thanh sơ mang màu sắc của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ với một bầu trời thu xanh cao, một không khí bảng lảng sương khói, một làn gió thu se lạnh, một ao bèo, một thuyền câu…
Ba bài thơ rất tiêu biểu cho thơ trữ tình về quê hương, nhẹ nhàng, tinh tế với ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi, dễ hiểu
CH7. Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận văn bản ( cách mở đầu, dẫn dắt vấn đề, tổ chức luận điểm, ngôn ngữ, giọng văn nghị luận,...)?
Trả lời:
Văn bản được tổ chức vô cùng mạch lạc và logic chặt chẽ
Mở đầu đi thẳng vào vấn đề được nhắc tới là nhà thơ Nguyễn Khuyến và ba bài thơ của ông.
Đưa ra các luận điểm chính để phân tích và lập luận lí lẽ để chỉ ra tại sao mình lại nói như vậy và đan xen các câu nói chia sẻ của tác giả về các bài thơ khác nhau vừa tác ra cái chung và cái riêng ở trong mỗi bài thơ thu của Nguyễn kHuyến.
Ngôn ngữ gần gũi, phân tích dễ tới với người đọc chặt chẽ và mang đậm dấu ấn làng quê đất nước.
Sử dụng rất nhiều những câu từ mang tính chất dân tộc như mùa thu Việt Nam, nước ta, đất nước của mình,...
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn khoảng (7- 9 câu) nêu cảm nhận của em về một hình ảnh đặc sắc trong một bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.
Tham khảo:
Nguyễn Khuyến đã chọn những chi tiết rất tiêu biểu cho mùa thu xứ Bắc (ao thu, gió thu, trời thu). Tiêu biểu là hình ảnh “ao thu”. Nguyễn Khuyến đã ghi nhận được hai đặc trưng của ao thu là lạnh lẽo và trong veo – ao lạnh nước yên, trong đến tận đáy. Ao là nét thường gặp trong thơ Nguyễn Khuyến, nói đến ao là gợi đến một cái gì rất gần gũi, thân quen, tâm hồn Nguyễn Khuyến là thế: thân mật, bình dị, chân thành với hồn quê. Trời thu trong xanh cũng là hình quen thuộc trong thơ Nguyễn Khuyến. Bầu trời thu xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Những án mây không trôi nổi bay khắp bầu trời mà lơ lửng. Xanh ngắt trong thơ Nguyễn Khuyến là xanh trong, tinh khiết đến tuyệt đối, không hề pha lẫn, không hề gợn tạp. Đường nét chuyển động nhẹ nhàng, mảnh mai, tinh tế: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng, đường bao thanh mảnh của rặng trúc, đường gợn của lượn sóng ao thu. Cảnh vật toát lên sự hài hòa, xứng hợp: Ao nhỏ – thuyền bé; gió nhẹ – sóng gợn; trời xanh – nước trong; khách vắng teo – chủ thể trầm ngâm tĩnh lặng.
Bình luận