Soạn giáo án toán 6 chân trời sáng tạo Bài tập cuối Chương 2
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 6 Bài tập cuối Chương 2 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT 43+ 44+ 45 : BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS củng cố, rèn luyện kĩ năng:
+ Biểu diễn tập hợp số nguyên, so sánh số nguyên.
+ Thực hiện phép toán cộng, trừ, nhân, chia số nguyên.
+ Các tính chất của phép cộng và phép nhân số nguyên.
+ Khái niệm và cách tìm ước, bội của một số nguyên.
2. Năng lực
- Năng lực riêng:
+ Nâng cao kĩ năng giải toán.
+ Gắn kết các kĩ năng bài học lại với nhau, giúp HS trong việc giải và trình bày giải toán.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, giáo án tài liệu, 5 bút dạ ( gốm 1 đỏ và 4 xanh hoặc đen)
2 - HS : SGK; đồ dùng học tập, giấy A1 theo tổ.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:Giúp HS tổng hợp, liên kết kiến thức của các bài học từ Bài 1 Bài 4.
b) Nội dung: Đại diện các nhóm HS trình bày phần chuẩn bị của mình, các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và cho ý kiến.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung kiến thức từ bài 1 Bài 4 một cách đầy đủ, ngắn gọn, trực quan.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho các nhóm treo sản phẩm sơ đồ tư duy của nhóm mình lên bảng.
- GV chỉ định đại diện nhóm trình bày ( Theo thứ tự lần lượt từ Tổ 1 Tổ 4 hoặc thứ tự GV thấy hợp lý)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để đưa ra nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trao đổi, nhận xét và bổ sung nội dung cho các nhóm khác.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trình bày miệng chữa bài tập trắc nghiệm :Câu 1 -> Câu 4.
1. D ; 2. D ; 3. A; 4.C .
- GV yêu cầu HS chữa các bài tập 1, 2, 3 ( SGK-tr73)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, giơ tay lên bảng trình bày.
Bài 1 :
a) 73 – (2 – 9) = 73 – 2 + 9 = 80.
b) (- 45) – (27 – 8) = - 45 – 27 + 8 = - 64.
Bài 2:
a) x2 = 4
x . x = 4
=> x = 2 hoặc x = - 2.
b) x2 = 81
x . x = 81
=> x = 9 hoặc x = - 9.
Bài 3 :
a) 12 : 6 = 2
b) 24 : (- 8) = -3
c) (- 36) : 9 = -4
d) (- 14) : (- 7) = 2
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài 6 ( SGK -tr73)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, hoàn thành vở, 2 HS lên bảng trình bày.
Bài 6:
|
| 3 |
| a | b | c | d |
| -4 |
|
Theo quy luật, tích ở ba ô liên tiếp đều bằng 60, nghĩa là a.b.c = 60; b.c.d = 60
Suy ra: a.b.c = b.c.d => a = d
Do đó ta được dãy số:
-4 | x | 3 | -4 | x | 3 | -4 | x | 3 | -4 | x |
Nhìn vào ta thấy: theo quy luật: x .. 3 . (-4) = 60 => x = -5
Vậy điền dãy số hoàn chỉnh như sau:
-4 | -5 | 3 | -4 | -5 | 3 | -4 | -5 | 3 | -4 | -5 |
- HS nhận xét, bổ sung và giáo viên đánh giá tổng kết.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 4+ 5+ 7+ 8 ( SGK –tr73)
Bài 4 :
Ta biết rằng các năm sinh TCN được quy định là số âm.
Ta có: 1 601 > 1 596 > 1 441 > - 287 > - 570 > - 624.
=> Các chỉ số năm sinh của nhà toán học theo thứ tự giảm dần: 1 601; 1 596; 1 441; 287 TCN; 570 TCN; 624 TCN.
Bài 5 :
Khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm:
5 000 – (- 1 200) = 6 200 (m).
Vậy: Khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm là 6 200 m.
Bài 7:
Bài toán: Một người đang đứng yên ở điểm O, người đó bước đi bước về điểm A bên trái 15 bước, rồi đi ngược lại về điểm B bên phải 25 bước. Hỏi người đó đang đứng điểm bao nhiêu đơn vị? Quy định đi về bên trái biểu hiện số âm, đi về bên phải biểu diễn số dương. Biết khoảng cách mỗi bước chân là một đơn vị.
=> Người đó đang đứng điểm: - 15 + 25 = 10 (đơn vị)
Bài 8:
Sau một năm, số tiền công ty có được là: 225 – 280 + 655 = 600 (triệu đồng)
=> Sau một năm công ty lãi 600 triệu đồng
Bình quân mỗi tháng công ty lãi: 600 : 12 = 50 (Triệu đồng)
Vậy: Bình quân mỗi tháng công ty lãi 50 triệu đồng.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) - Đánh giá đồng đẳng: HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm học tập của các HS khác | - Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập. | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. - Sơ đồ tư duy |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
……………………………………………………
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp .
- Xem trước nội dung chương mới và đọc trước bài mới “ Hình học trực quan: Các hình phẳng trong thực tiễn”.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN
TIẾT 46 + 47 + 48 – BÀI 1: HÌNH VUÔNG - TAM GIÁC ĐỀU - LỤC GIÁC ĐỀU.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.
- Mô tả một số yếu tố cơ bản( cạnh, góc, đường chéo) của tam giác đều ( ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông( bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều 9 sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nahu, ba đường chéo chính bằng nhau).
2. Năng lực
- Năng lực riêng:
+ Vẽ được hình tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.
+ Tạo lập được hình lục giác đều thông qua việc lắp ghép các hình tam giác đều.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt
+ Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp.
+ Chuẩn bị một số vật liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm: giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,..
+ Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS.
2 - HS :
+ Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), bút chì, tẩy...
+ Giấy A4, kéo.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Toán 6 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức