Soạn giáo án toán 6 chân trời sáng tạo Bài 13: Tiết 19 + 20 - bội chung, bội chung nhỏ nhất
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 6 Tiết 19 + 20 - bài 13: bội chung, bội chung nhỏ nhất sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT 19 + 20 - BÀI 13: BỘI CHUNG, BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được các khái niệm về bội chung, bội chung nhỏ nhất, ứng dụng của bội chung nhỏ nhất để quy đồng mẫu các phân số.
2. Năng lực
- Năng lực riêng:
+ Tìm được tập hợp các bội chung của hai hoặc ba số và chỉ ra được BCNN của các số đó.
+ Tìm được BCNN của hai hoặc ba số.
+ Tìm được tập hợp bội chung của hai hoặc ba số thông qua tìm BCNN.
+ Vận dụng được khái niệm và cách tìm BCNN của hai hoặc ba số trong quy đồng mẫu số các phân số và giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Bài giảng, giáo án.
2 - HS : SGK; Đồ dùng học tập; Ôn tập khái niệm về ước đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
+ Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS.
+ Gợi mở đến nội dung cần học về bội chung và bội chung nhỏ nhất.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV đặt vấn đề thông qua phần khởi động trong SGK: “Có cách nào tìm được mẫu số chung nhỏ nhất của các phân số không? Ví dụ : Tìm mẫu số chung nhỏ nhất của các phân số sau: và .”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đọc, suy nghĩ, thảo luận nhóm và suy đoán, giải thích.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới : Để giúp chúng ta giải được bài toán nhanh nhất, ngoài cách làm của các bạn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Bội chung.
a) Mục tiêu:
+ Củng cố cách tìm bội của một số tự nhiên.
+ Hình thành khái niệm bội chung và thấy được ý nghĩa của việc tìm BC.
+ Biết cách tìm bội chung của hai số a; b và mở rộng cho 3 số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc, tìm hiểu HĐKP1, hướng dẫn và yêu cầu HS trao đổi nhóm hoàn thành. - GV phân tích rút ra kiến thức và cho HS đọc hiểu khái niệm, kí hiệu về BC. - GV phân tích và cho HS đọc hiểu Ví dụ 1. - GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Thực hành 1. - GV dẫn dắt, cho một vài HS phát biểu Cách tìm bội chung của hai số a và b. - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 2 để hiểu và rõ cách trình bày. - GV yêu cầu HS hoàn thành Thực hành 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.
| 1. Bội chung. HĐKP1: a) Dựa vào hình ta thấy, sau 12 giây thì hai dây đèn cùng phát sáng lần tiếp theo kể từ lần đầu tiên. b) B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20; 22; 24; 26;…} B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24; 27; 30; 33; 36; 39…} Vậy: Hai tập hợp này có một số phần tử chung như: 6; 12; 18;…
- Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó. KH: BC(a,b); BC (a, b, c). Thực hành 1: a) Đúng Vì: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;…} B(10) = {0; 10; 20; 30; 40; 50;…} => 20 ∈ BC(4, 10). b) Sai Vì: B(14) = {0; 14; 28; 42; 56;…} B(18) = {0; 18; 36; 54;…} => 36 ∉ BC(14, 18). c) Đúng Vì: B(12) = {0; 12; 24; 36; 48; 60; 72; 84;…} B(18) = {0; 18; 36; 54; 72; 90;…} B(36) = {0; 36; 72; 108;…} Nên 72 ∈ BC(12, 18, 36). * Cách tìm bội chung của hai số a và b: - Viết tập hợp B(a) và B(b). - Tìm những phần tử chung của B(a) và B(b). Thực hành 2: a) B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24; 27; 30; 33; 36; 39; 42; 45; 48; 51…} B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 38; 32; 36; 40; 44; 48; 52…} B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; 56; 64; 72; 80;…} b) M = {0; 12; 24; 36; 48} c) K = {0; 24; 48}
|
Hoạt động 2: Bội chung nhỏ nhất
a) Mục tiêu:
+ Hình thành khái niệm BCNN và thấy được ý nghĩa của việc tìm BCNN.
+ Gợi cho HS biết mối liên hệ giữa BCNN của hai số a, b và các thừa số nguyên tố chung (nếu có) của chúng.
+ Biết cách tìm BCNN thông qua sự phân tích ra thừa số nguyên tố.
+ Biết cách tìm BC thông qua tìm BCNN.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV dẫn dắt, cho HS đọc, tìm hiểu đề bài HĐKP2. - GV yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành HĐKP2. - GV dẫn dắt, hướng dẫn HS rút ra khái niệm. - GV cho 1 vài HS đọc hiểu khái niệm và kí hiệu trong SGK. - GV lưu ý cho HS Nhận xét trong SGK. - GV phân tích, cho HS đọc hiểu Ví dụ 3. - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 4. - GV phân tích, hướng dẫn HS cách làm và cho HS tự giải lại Ví dụ 4 vào vở. - GV yêu cầu HS vận dụng khái niệm hoàn thành Thực hành 3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội dung thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS . Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận, phát biểu, trình bày bảng, nhận xét và bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Khái niệm BCNN; Cách tìm bội chung từ BCNN.
| 2. Bội chung nhỏ nhất. HĐKP2: - Ta có: B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48…} B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48;…} => BC(6, 8) = {0; 24; 48…} Vậy số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(6, 8) là 24 - Nhận xét: Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung của hai số 6, 8 là bội chung nhỏ nhất của 6, 8. - Ta có: B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24; 27; 30; 33; 36; 39…} B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 38; 32; 36; 40; 44; 48; 52…} B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48;…} => BC(3, 4, 8) = {0; 24; 48;…} Vậy số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(2, 4, 8) là 24. - Nhận xét: Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung của ba số 2, 4, 8 là bội chung nhỏ nhất của 2, 4, 8. - Khái niệm: Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số bé nhất trong tập hợp các bội chung của các số đó. Kí hiệu: BCNN (a, b); BCNN (a, b, c) - Nhận xét: Tất cả các bội chung của a và b đều là bội của BCNN(a, b). Mọi số tự nhiên đều là bội của 1. Do đó, mọi a, b N* ta có: BCNN ( a, 1) = a; BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b). Ví dụ 4: Gọi: Số HS của lớp đó là: x ( học sinh, x N*, x 42) Theo đề bài => x BC ( 4, 6) = {0; 12; 24; 36; 48;...} Vì x 42 và x : 5 dư 1 => x = 36 Vậy lớp đó có 36 học sinh Thực hành 3: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32;…} B(7) = {0; 7; 14; 21; 28; 35;…} => BCNN(4, 7) = 28 - Ta có: BCNN(4, 7) = 4 . 7 => Hai số 4 và 7 là hai số nguyên tố cùng nhau. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Toán 6 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức