Soạn giáo án mĩ thuật 7 kết nối tri thức Bài 8: tranh tĩnh vật
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 7 Bài 8: tranh tĩnh vật sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 8: TRANH TĨNH VẬT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu về đặc điểm của thể loại tranh tĩnh vật.
- Biết về màu vẽ và việc tái hiện trên TPMT/SPMT.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
● Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên, bạn bè.
- Năng lực riêng:
● Mô phỏng lại được mẫu tĩnh vật đúng trình tự và phương pháp.
● Vẽ được một bức tranh tĩnh vật sát với mẫu.
3. Phẩm chất
- Xây dựng được kế hoạch học tập sát với quá trình thực hành sáng tạo.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thích thể loại tranh tĩnh vật
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu mẫu tĩnh vật.
- Hình ảnh tranh tĩnh vật của một số họa sĩ trên thế giới, trong nước để minh họa.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát một số bức tranh tĩnh vật và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về không gian trong tác phẩm hội họa
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát một số bức tranh tĩnh vật.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số điểm nổi bật của tranh tĩnh vật so với các dòng tranh khác.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Vẽ về những đồ vật thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày như lọ hoa, giỏ quả, ấm trà,… được sắp xếp theo một trật tự cố định trong mỗi bức tranh. Vị trí của từng đồ vật thể hiện dụng ý nghệ thuật của mỗi họa sĩ.
+ Những bức tranh tĩnh vật dù được dùng màu nhạt hay đậm, nét vẽ thô cứng hay trau chuốt đều tạo ấn tượng mạnh cho người xem.
+ Tranh tĩnh vật minh họa những đồ vật ở trạng thái tĩnh nhưng lại không phải tĩnh.
- GV dẫn dắt vào bài học: Thể loại tranh tĩnh vật các em đã được làm quen từ các lớp trước qua phần thưởng thức TPMT hay thực hành, sáng tạo SPMT. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra ở bài này là vẽ theo đúng trình tự, phương pháp, trong đó làm quen, chủ động tự khâu bày mẫu, cho đến xác định sắc độ, hòa sắc, bố cục để chủ động, sáng tạo trong bài vẽ của mình. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của thể loại tranh tĩnh vật, cũng như biết về màu vẽ và việc tái hiện trên TPMT/SPMT, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Tranh tĩnh vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết đến thể loại tranh tĩnh vật; thông qua phân tích một số tác phẩm, HS biết được giá trị thẩm mĩ của tranh tĩnh vật.
b. Nội dung: HS tìm hiểu về giá trị thẩm mĩ trong tranh tĩnh vật; biết được giá trị thẩm mĩ của tranh tĩnh vật được thể hiện qua yếu tố: bố cục, màu sắc, đường nét, khi mô phỏng, tái hiện mẫu vẽ theo cách thể hiện khác nhau (giống hay sáng tạo trên cơ sở mẫu thật).
c. Sản phẩm học tập: HS có kiến thức cơ bản về tranh tĩnh vật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm chuẩn bị tư liệu làm bài thuyết trình trước lớp: Hãy phân tích đặc điểm của bức tranh tĩnh vật Tĩnh vật với những quả cam trong giỏ, 1888, tranh sơn dầu của Van-gốc SGK tr.33. - GV gợi ý cho các nhóm: + Tên tác phẩm, họa sĩ. + Hình vẽ, hòa sắc thể hiện trong tranh tĩnh vật. + Mối liên hệ giữa tranh tĩnh vật với mẫu thật. - GV mở rộng kiến thức: + Một số tranh tĩnh vật nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam:
Lọ với mười lăm bông hoa hướng dương, 1888, Van-gốc
Lọ hoa diên vĩ trên nền vàng, 1890, Van Gốc
Hồng hoa trong lọ, 1890, Van-gốc
Nắng trong nhà, 1963, Lê Phổ + Một số không gian nội thất phù hợp khi trưng bày tranh tĩnh vật như: không gian, phòng ăn, nơi tiếp khách,…. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu về giá trị thẩm mĩ trong tranh tĩnh vật. - HS biết được giá trị thẩm mĩ của tranh tĩnh vật được thể hiện qua yếu tố: bố cục, màu sắc, đường nét, khi mô phỏng, tái hiện mẫu vẽ theo cách thể hiện khác nhau (giống hay sáng tạo trên cơ sở mẫu thật). - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi về tranh tĩnh vật (mỗi nhóm trình bày 5 phút). - GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Tranh tĩnh vật là tranh mô tả các vật thể, đồ vật như hoa, quả, bình hoa,…được sắp xếp cố định, thể hiện theo ý đồ của người vẽ như: tái hiện đúng theo mẫu hay sáng tạo theo cách riêng trên cơ sở mẫu vẽ. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát Tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh tĩnh vật thời kì trung đại - Phân tích đặc điểm của bức tranh tĩnh vật Tĩnh vật với những quả cam trong giỏ, 1888, tranh sơn dầu của Van-gốc: + Màu sắc: Hài hòa, gam màu chính là màu vàng của giỏ và quả cam, màu phụ là màu xanh của nền. Màu phụ có tông màu bổ trợ, làm nổi bật tông màu chính. + Bố cục: cân xứng, hài hòa. + Quả cam trong tranh được thể hiện gần giống với mẫu thật.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác