Soạn giáo án mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2 Bài 9: Sản Phẩm Mĩ Thuật 3d Thể Hiện Về Di Tích
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 7 Bài 9: Sản Phẩm Mĩ Thuật 3d Thể Hiện Về Di Tích sách chân trời sáng tạo bản 2 . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 9: SẢN PHẨM MĨ THUẬT 3D THỂ HIỆN VỀ DI TÍCH
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Mục tiêu:
- Nhận biết giá trị thẩm mĩ của di tích lịch sử - văn hóa.
- Nhận biết nguyên lí cân bằng và nhịp điệu thể hiện vẻ đẹp của di tích.
- Biết lựa chọn vật liệu tái sử dụng sẵn có để thực hiện sản phẩm phỏng theo một di tích.
- Có ý thức giữ gìn và trân trọng giá trị văn hóa, lịch sử của di tích.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
· Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
· Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.
· Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo SPMT.
- Năng lực mĩ thuật:
· Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận giá trị thẩm mĩ của di tích lịch sử – văn hoá; nắm bắt được đặc điểm kiến trúc của di tích; biết cảm thụ vẻ đẹp thẩm mĩ của di tích lịch sử trên quê hương hình thông qua hình khối, màu sắc, không gian…
· Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài thực hành mô hình di tích; biết cách chắt lọc, đơn giản chi tiết từ hình ảnh thực tế để đưa vào SPMT.
· Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hưởng phát triển mở rộng thêm sản phẩm bằng nhiều chất liệu, hình thức thể hiện; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
3. Phẩm chất
- Biết yêu mến và giữ gìn những giá trị di sản văn hoá.
- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa... trong thực hành, sáng tạo.
- Tích cực, chủ động khám phá, tìm hiểu thông tin về lịch sử của di tích.
- Biết chia sẻ suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
- Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.
- Một số ảnh chụp về di tích ở địa phương.
- Mô hình về di tích và một số sản phẩm thiết kế liên quan đến chủ đề. (Có thể sử dụng hình ảnh trong SGK, hoặc sưu tầm sản phẩm, ảnh, video clip về di tích ở địa phương).
- Phương tiện hỗ trợ (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, VBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy, bìa cứng, que kem gỗ, màu vẽ, bút vẽ, tẩy, kéo, hồ dán và một số chất liệu tổng hợp khác.
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Hiểu biết của HS về các di tích lịch sử.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy giới thiệu về một số di tích lịch sử mà em biết.
- GV gợi mở để HS nêu cảm nhận về các di tích lịch sử.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi:
+ Cột cờ Hà Nội, hay còn gọi là Kỳ Đài, nằm trong số ít hiếm hoi những công trình trong quần thể Hoàng thành Thăng Long còn nguyên vẹn, trường tồn với thời gian, mang dáng vẻ uy nghiêm và lắng đọng. Không những thế, công trình đặc biệt này còn là nơi chứng kiến những thăng trầm lịch sử của mảnh đất Hà Nội, mang ý nghĩa thiêng liêng khi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên được treo lên tại đây.
+ Chùa Một Cột hay Chùa Mật, Nhất Trụ tháp, Diên Hựu tự. Chùa còn có tên gọi khác là Liên Hoa Đài vì có kiến trúc trong như một đóa hoa sen nở giữa hồ nước. Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, thuộc quần thể di tích lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Việt Nam.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở Việt Nam ta có rất nhiều di tích lịch sử đẹp và ý nghĩa như Tháp rùa Hồ Gươm, đền Hùng, cố đô Huế... Tất cả đều mang một vẻ đẹp rất riêng. Ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau tạo nên một sản phẩm 3D thể hiện các nét đẹp của di tích ấy qua Bài 9: Sản phẩm mĩ thuật 3D thể hiện di tích này nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có nhận thức tốt về giá trị và vẻ đẹp di tích lịch sử qua ảnh và một số sản phẩm mĩ thuật.
b. Nội dung:
- HS quan sát các hình ảnh, mô hình, sản phẩm mĩ thuật 3D về di tích lịch sử trong SGK (hoặc do GV sưu tầm, chuẩn bị), qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp, khai thác nét đặc trưng tiêu biểu và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT về chủ đề di tích.
- GV hướng dẫn HS quan sát và định hướng cho HS thông qua các câu hỏi trong SGK tr.40, 41.
c. Sản phẩm học tập:
- HS hình thành ý tưởng về SPMT 3D mô phỏng vẻ đẹp di tích.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về các di tích nổi tiếng ở các địa phương khác nhau, yêu cầu HS (cá nhân / nhóm) quan sát hình ảnh trong SGK, tr.40 (hoặc ảnh GV sưu tầm). - GV gợi ý để HS mô tả vẻ đẹp của các di tích: + Hình dáng, đặc điểm kiến trúc. + Chất liệu, màu sắc, không gian... - GV cho HS quan sát các mô hình trong SGK tr.41 và nêu đặc điểm: + Vật liệu thực hiện sản phẩm. + Cách tạo hình của sản phẩm mĩ thuật. - GV gợi ý HS tìm và kể tên các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử. - GV cho HS nêu nhận xét và trả lời câu hỏi trong SGK theo gợi ý: + Em hãy kể tên một số di tích lịch sử địa phương ở nước ta mà em biết. + Em sẽ lựa chọn nét đặc trưng nào của di tích để thể hiện sản phẩm? + Cách thể hiện không gian với sản phẩm mô hình 3D. + Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh di tích vào SPMT, quà lưu niệm. - GV kết luận: Khai thác vẻ đẹp của di tích trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật là một hoạt động quảng bá, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống đương đại. Để thực hiện được các sản phẩm mĩ thuật theo dạng này, cần lưu ý: + Tìm hiểu đặc điểm, hình dáng bên ngoài của di tích. + Lựa chọn nét đặc trưng của một hoặc toàn phần di tích để tái hiện. + Trang trí sản phẩm trên cơ sở mô phỏng vẻ đẹp của di tích theo thực tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh trong SGK, trang 40, 41 (hoặc ảnh GV sưu tầm), qua đó nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện sản SPMT. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV kết luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày ý tưởng SPMT 3D mô phỏng vẻ đẹp di tích - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát và nhận thức - Thành nhà Hồ, Thanh Hóa + Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải công trình duy nhất trong nước và khu vực có lối kiến trúc bằng đá, nhưng Thành Nhà Hồ vẫn là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo. - Cố đô Huế, Thừa Thiên Huế + Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... - Nhà họ Vương (vua Mèo), Hà Giang + Kiến trúc bên trong dinh thự vô cùng độc đáo, là sự kết tinh của 3 nền văn hóa khác nhau gồm người Mông, người Pháp và người Trung Quốc. Dù có sự kết hợp của 3 nền văn hóa trong kiến trúc nhưng nhiều người nhận xét rằng dinh thự họ Vương vô cùng hài hòa, uyển chuyển nhịp nhàng như thành một khối thống nhất mà không hề gò bó, khiên cưỡng. - Chùa Cầu Hội An, Quảng Nam + Chùa Cầu phố cổ Hội An với tổng chiều dài là 18 mét, có mái che. Công trình này bắc qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn với hình ảnh trầm mặc. Chùa được thiết kế bằng gỗ với phần trên là nhà, dưới là cầu, nền móng làm bằng trụ đá. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án