Soạn giáo án mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2 Bài 10: Thiết Kế Lô Gô
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 7 Bài 10: Thiết Kế Lô Gô sách chân trời sáng tạo bản 2 . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 10: THIẾT KẾ LÔ GÔ
I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Mục tiêu:
- Biết chắt lọc hình ảnh đặc trưng, giá trị thẩm mĩ của di sản văn hóa cho ý tưởng thiết kế lô gô (biểu trưng).
- Sử dụng được một số nguyên lí thiết kế cơ bản để thiết kế lô gô.
- Nêu được tính chất biểu tượng của thiết kế lô gô thương hiệu.
- Hoàn thiện được sản phẩm để trưng bày, giới thiệu và quảng bá.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
· Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.
· Năng lực tính toán:vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều để áp dụng vào thực hiện SPMT.
- Năng lực mĩ thuật:
· Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận giá trị thẩm mĩ của di tích lịch sử – văn hoá; nắm bắt được đặc điểm kiến trúc của di tích; biết cảm thụ vẻ đẹp thẩm mĩ của di tích lịch sử trên quê hương hình thông qua hình khối, màu sắc, không gian…
· Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện thiết kế được mẫu lô gô sử dụng hình ảnh đặc trưng ở các địa phương; biết cách chắt lọc, đơn giản chi tiết từ hình ảnh thực tế để đưa vào SPMT.
· Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hưởng phát triển mở rộng thêm sản phẩm bằng nhiều chất liệu, hình thức thể hiện; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
3. Phẩm chất
- Biết yêu mến và giữ gìn những giá trị di sản văn hoá.
- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa... trong thực hành, sáng tạo.
- Tích cực, chủ động khám phá, tìm hiểu thông tin về lịch sử của di tích.
- Biết chia sẻ suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
- Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.
- Một số ảnh chụp về di tích ở địa phương.
- Mô hình về di tích và một số sản phẩm thiết kế liên quan đến chủ đề. (Có thể sử dụng hình ảnh trong SGK, hoặc sưu tầm sản phẩm, ảnh, video clip về di tích ở địa phương).
- Hình ảnh lô gô biểu trưng của các tỉnh thành có biểu tượng hình di tích, công trình kiến trúc tiêu biểu.
- Phương tiện hỗ trợ (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, VBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy, bìa cứng, que kem gỗ, màu vẽ, bút vẽ, tẩy, kéo, hồ dán và một số chất liệu tổng hợp khác.
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS trò chơi đoán hình lô gô.
c. Sản phẩm học tập: Cảm nhận ban đầu của HS về các thiết kế lô gô đặc sắc.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát quan sát các hình ảnh về lô gô và yêu cầu HS đoán tên thương hiệu:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS quan sát lô gô và đoán tên các thương hiệu.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lô gô là một biểu tượng đặc trưng cho một thương hiệu, một tổ chức nào đó. Lô gô thường mang những ý nghĩa đặc biệt đối với người sử hữu. Ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu lô gô qua Bài 10: Thiết kế lô gô này nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thể nhận diện được hình ảnh di tích, công trình kiến trúc tiêu biểu trong lô gô của các tỉnh thành.
b. Nội dung:
- HS quan sát các mẫu lô gô của các địa danh có biểu tượng công trình kiến trúc tiêu biểu trong SGK tr.44, 45 (hoặc lô gô do GV chuẩn bị), qua đó, nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện mẫu thiết kế lô gô về các di tích, kiến trúc lịch sử.
- GV hướng dẫn HS quan sát và định hướng cho HS thông qua các câu hỏi trong SGK tr.44.
c. Sản phẩm học tập:
- HS hình thành ý tưởng thiết kế lô gô.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu ý nghĩa, hình tượng lô gô của các địa danh, yêu cầu HS (cá nhân/ nhóm) quan sát hình ảnh ở SGK tr.44, 45 hoặc ảnh sưu tầm, gợi ý HS kể tên các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử. - GV đặt câu hỏi để HS thảo luận, mô tả hình dáng, đặc điểm, màu sắc, kiểu chữ trong các mẫu lô gô; cho HS trả lời câu hỏi trong SGK. - GV có thể chọn mẫu lô gô của một tỉnh thành và đưa ra các câu gợi mở: + Em hãy liệt kê các thành phần trong lô gô? + Em hãy cho biết hình tượng được sử dụng trong lô gô + Nêu ý nghĩa, thông điệp ẩn chứa của hình tượng trong lô gô. + Lô gô có hình dạng như thế nào? + Nêu các kiểu chữ được sử dụng trong lô gô. + Màu sắc trong thiết kế lô gô như thế nào? Ý nghĩa của màu sắc là gì? - GV kết luận: Lô gô (biểu trưng) là những kí hiệu và hình ảnh tượng trưng cho một đối tượng, có chức năng chuyển tải thông tin tới thi giác. Có nhiều dạng biểu trưng: biểu trưng cho một ngành nghề, biểu trưng cho một tổ chức xã hội, biểu trưng cho sự kiện... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh lô gô của các địa danh ở SGK tr.44, 45 hoặc ảnh sưu tầm, qua đó nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện sản SPMT. - HS trả lời câu hỏi về những nội dung, liên quan đến chủ đề trong SGK tr.44. - HS trả lời câu hỏi gợi mở của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi phần gợi mở: + Lô gô có 2 phần: hình ảnh và chữ. Có nhiều loại lô gô: lô gô dạng chữ, lô gô biểu tượng, lô gô kết hợp.... Bài học này chỉ tập trung vào loại lô gô có sự kết hợp giữa biểu tượng và chữ. + Lô gô có hình dạng hình học: tròn, vuông, tam giác...; hình dạng tự nhiên... + Các kiểu chữ được sử dụng trong lô gô: có chân, không chân; cứng rắn hay mềm mại... + Màu sắc trong thiết kế lô gô rất đa dạng. Mỗi một màu đều mang những ý nghĩa riêng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát và nhận thức - Logo là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu. Logo là tín hiệu tạo hình thẩm mỹ có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một lượng thông tin hàm súc biểu đạt lực năng hoạt động của một công ty, một tổ chức, một hoạt động (như một cuộc thi, phong trào…) hay một ban nhóm.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác