Soạn giáo án mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2 Bài 13: Thành Tựu Mĩ Thuật Trung Đại Việt Nam
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 7 Bài 13: Thành Tựu Mĩ Thuật Trung Đại Việt Nam sách chân trời sáng tạo bản 2 . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 13: THÀNH TỰU MĨ THUẬT TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Mục tiêu:
- Bước đầu tìm hiểu về một số sản phẩm mĩ thuật Việt Nam thời trung đại.
- Nhận biết được vai trò của hoa văn và cách mô phỏng hoa văn trong thực hảnh.
- Mô phỏng được hoa văn trang trí ứng dụng vào sản phẩm.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
● Giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật.
- Năng lực mĩ thuật:
● Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận vẻ đẹp tác phẩm mĩ thuật trung đại Việt Nam; nắm bắt được thành tựu mĩ thuật trung đại và nghệ thuật trang trí thời trung đại.
● Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài thực hành, hiểu và phân tích được nghệ thuật trang trí ứng dụng trên sản phẩm.
● Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm.
● Biết giới thiệu và phân tích tác giả, tác phẩm mĩ thuật thời trung đại.
3. Phẩm chất
- Cảm nhận được vẻ đẹp tạo hình qua tác phẩm mĩ thuật trung đại Việt Nam, biết ứng dụng thành tựu nghệ thuật trung đại trong thực hành sáng tạo vào cuộc sống.
- Biết cách sử dụng, bảo quản vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa,… trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát huy giá trị truyền thống từ việc học tập và tìm hiểu về nghệ thuật trung đại Việt Nam.
- Xây dựng tình thân yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
- Cảm nhận được vẻ đẹp, tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng.
- Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
- Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Một số ảnh chụp tác phẩm, tư liệu tác giả mĩ thuật thời trung đại.
- Tranh về các hoa văn thời kì trung đại, SPMT (có thể sử dụng hình ảnh trong SGK, hoặc sưu tầm tranh, ảnh,… liên quan đến bài học).
- Phương tiện hỗ trợ (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa màu vẽ, bút vẽ, đất nặn và một số chất liệu tổng hợp khác.
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS biết mô tả về khung cảnh mĩ thuật trung đại Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy miêu tả một sản phẩm mĩ thuật trung đại Việt Nam mà em biết.
- GV gợi mở để HS miêu tả.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam trong các thời kì phát triển đều mang lại nhiều dấu ấn riêng, đặc biệt trên lĩnh vực mĩ thuật. Vậy để tìm hiểu một số sản phẩm mĩ thuật Việt Nam ta thời trung đại, đồng thời biết cách mô phỏng được hoa văn trang trí ứng dụng vào sản phẩm đó, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Thành tựu mĩ thuật trung đại Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình ảnh minh họa tác phẩm mĩ thuật trung đại Việt Nam và nhận biết những thành tựu nghệ thuật của dân tộc.
b. Nội dung:
- HS quan sát các hình ảnh minh họa những tác phẩm mĩ thuật trung đại trong SGK trang 56 (hoặc do GV chuẩn bị), từ đó nhận thức và trình bày về thành tựu mĩ thuật trung đại Việt Nam.
- Tìm hiểu mĩ thuật trung đại qua một số sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật Việt nam thời trung đại.
- GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề trong SGK – tr.58.
c. Sản phẩm học tập:
- HS nhận thức, có kiến thức về tác phẩm mĩ thuật Việt Nam thời trung đại, về vẻ đẹp của hoa văn trong nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
- HS hình thành ý tưởng thể hiện sản phẩm mĩ thuật với chủ đề SGK.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về một số thành tựu mĩ thuật thời trung đại Việt Nam. - GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.56, 57: + GV gợi ý cho HS tìm hiểu về chất liệu thể hiện, hoa văn trang trí, niên đại,… trong SGK trang 56, thông qua câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật thời trung đại Việt Nam: - GV triển khai hoạt động quan sát và hướng dẫn HS tìm hiểu về thành tựu mĩ thuật trung đại Việt Nam. GV gợi ý cho HS trình bày những hiểu biết cá nhân và trả lời câu hỏi trong SGK – tr.57: + Chất liệu nào được sử dụng để tạo hình sản phẩm? + Tác phẩm thể hiện nội dung gì? + Hoa văn trang trí được thể hiện như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh minh họa, tác phẩm mĩ thuật– SGK tr.56, 57 qua đó nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện sản SPMT. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày hiểu biết về các thành tựu mĩ thuật thời trung đại Việt Nam. - GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát và nhận thức * Tranh Hình tượng rồng trên cánh cửa gỗ chùa Phổ Minh: - Chất liệu: gỗ. - Niên đại: thời Trần. - Bức ảnh thể hiện con rồng trên cánh cửa gỗ. - Hoa văn trang trí: uyển chuyển. * Tranh Kinnari đánh trống: - Chất liệu: đá. - Niên đại: thời Lý. - Bức ảnh thể hiện thần Kinnari đang đánh trống. - Hoa văn trang trí: tinh xảo. * Tranh Vũ nữ múa, chùa Hoa Long (Thanh Hóa): - Chất liệu: đá. - Niên đại: thế kỉ XIII-XIX. - Bức ảnh thể hiện những vũ nữ đang múa - Hoa văn trang trí: uyển chuyển. * Tranh trang trí hoa văn trên lan can đá, chùa Bút Tháp: - Chất liệu: đá. - Niên đại: thời Hậu Lê. - Bức ảnh thể hiện hoa văn trang trí (bông hoa) trên lan can đá. - Hoa văn trang trí: độc đáo. * Tranh Gà trống và hoa mẫu đơn (Tranh Dân gian Đông Hồ): - Chất liệu: sơn màu - Niên đại: tranh dân gian. - Bức ảnh thể hiện con gà trống bên cạnh hoa mẫu đơn. - Hoa văn trang trí: sặc sỡ, tươi sáng. * Tranh Tiên nữ, đình Hữu Bổ (Phú Thọ): - Chất liệu: gỗ. - Niên đại: thế kỉ XVII. - Bức ảnh thể hiện tiên nữ đang dang đôi cánh bay. - Hoa văn trang trí: điêu nghệ.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án