Soạn giáo án hóa học 10 chân trới sáng tạo Bài 9. Liên kết ion

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hóa học 10 Bài 9. Liên kết ion sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 9. LIÊN KẾT ION

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

      ·         Trình bày được sự liên kết ion (nêu một số ví dụ điển hình tuân theo quy tắc octet).

      ·         Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl. Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường (dạng tinh thể ion).

      ·         Lắp ráp được mô hình NaCl (theo mô hình có sẵn).

2. Năng lực

       -         Năng lực chung:

      ·         Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về loại liên kết hóa học hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình khi chúng phản ứng lại với nhau.

      ·         Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về sự hình thành các loại ion và liên kết ion; hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thuyết trình.

       -         Năng lực riêng:

      ·         Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được sự hình thành liên kết ion; Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl; giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường; Lắp được mô hình tinh thể NaCl (theo mô hình có sẵn).

      ·         Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Khám phá, tìm hiểu những bí ẩn của tự nhiên cũng như ứng dụng trong cuộc sống dựa trên kiến thức về ion.

      ·         Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được cách hình thành liên kết hóa học của các hợp chất ion, Ứng dụng của các hợp chất ion.

3. Phẩm chất

      ·         Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

      ·         Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

      ·         Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, bộ lắp ráp mô hình phân tử hóa học.

2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước. . . ), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Nêu vấn đề gợi mở kiến thức, tạo hứng thú học tập cho HS.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi mở đầu, HS dự đoán kiến thức.

c) Sản phẩm: Dự đoán của HS về liên kết ion.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu vấn đề: Hơn 50% dược phẩm được sử dụng trong y tế được sản xuất dưới dạng muối với mục đích thúc đẩy sự hấp thu các dược chất vào máu, tăng cường hiệu quả điều trị. Trong đó, thường gặp nhất là các muối hydrochloride, sodium hoặc sulfate.

Muối thường là các hợp chất chứa liên kết ion. Vậy liên kết ion là gì?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Để có được một đáp án chính xác nhất chi câu hỏi mở đầu, chúng ta cùng đi tìm hiểu: Bài 9. Liên kết ion.

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự hình thành ion.

a) Mục tiêu: Sự hình thành cation và anion.

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi trong sgk và hình thành kiến thức bài học.

c) Sản phẩm: Khái niệm cation và anion, đáp án câu 1, 2, 3 sgk trang 55, kết luận về sự hình thành ion của nguyên tử.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc sgk và nêu khái niệm về cation và anion.

 

 

 

- GV chia lớp thành 2 – 3 nhóm, quan sát hình 9. 1 trong sgk, từng nhóm HS giải thích vì sao các cation và anion thu được lại bền vững về mặt hóa học?

- GV yêu cầu nhóm HS thảo luận trả lời câu 1, 2, 3 sgk trang 55.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu nhóm HS đưa ra kết luận về sự hình thành ion:

+ Cation là gì?

+ Anion là gì?

 + So sánh điện tích trên ion với số electron mà nguyên tử đã nhường hoặc đã nhận.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Ion và sự hình thành liên kết ion.

- Khái niệm cation và anion:

+ Cation là các nguyên tử mang điện tích dương khi đã nhường electron.

+ Anion là các nguyên tử mang điện tích âm khi nhận thêm electron.

- Giải thích: Các caton và anion bền vững về mặt hóa học vì có cấu hình của khí hiếm.

 

 

- Trả lời câu 1 sgk trang 55:

+ Ion sodium có 10 electron, còn hạt nhân có 11 proton.

+ Ion oxide có 10 electron, còn trong hạt nhân có 8 proton.

- Trả lời câu 2 sgk trang 55:

+ Ion sodium chỉ còn 10 electron, trong khi hạt nhân có 8 proton nên ion oxide mang điện tích là (-10)+(+11) = +1

+ Ion oxide có 10 electron, trong khi hạt nhân có 8 proton nên ion oxide mang điện tích là (-10) +(-8)= -2

- Trả lời câu 3 sgk trang 56:

Ion Na+ và ion O2- đều được bền vững về hóa học. Chúng đều có cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố khí hiếm neon.

→ Kết luận:

+ Khi nhường electron, nguyên tử trở thành ion dương (cation)

+ Khi nhận electron, nguyên tử trở thành ion âm (anion)

+ Giá trị điện tích trên ion bằng với số electron nhường hoặc nhận.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 10 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác