Soạn giáo án hóa học 10 chân trới sáng tạo Bài 13. Enthalpy tạo thành và sự biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học (4 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hóa học 10 Bài 13. Enthalpy tạo thành và sự biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học (4 tiết) sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 13. ENTHALPY TẠO THÀNH VÀ SỰ BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC (4 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
· Trình bày được khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25 độ C hay 298 k); enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành), ∆f và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng ∆r .
· Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị ∆r .
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của năng lượng hóa học của hầu hết các phản ứng hóa học cũng như quá trình chuyển thể của chất.
· Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm và cặp đôi theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
· Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.
- Năng lực riêng:
· Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25 độ C hay 289 K); enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) ∆f và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng ∆f ; Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị ∆f
· Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tiến hành được thí nghiệm về phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt.
· Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Tìm hiểu, đưa ra được ví dụ và kết luận về sự thay đổi nhiệt độ của các quá trình xảy ra trong tự nhiên.
3. Phẩm chất
· Tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân.
· Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
· Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá trong quá trình làm thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS vừa liên hệ kiến thức vừa kết nối vào nội dung chính của bài mới.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu: Viên pháo hoa được bắn lên, thuốc súng phát nổ trong không khí, tạo ra âm thanh và một lượng nhiệt rất lớn. Lượng nhiệt này đốt cháy muối kim loại trong viên pháo hoa tạo ra ánh sáng đa sắc màu.
Trong cuộc sống, có rất nhiều phản ứng xảy ra với sự thay đổi năng lượng như ví dụ trên. Theo em, phản ứng có kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt năng có vai trò gì trong đời sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
Đáp án: Có rất nhiều phản ứng kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt năng có vai trò quan trọng trong đời sống.
Ví dụ:
· Các loại nhiên liệu cung cấp năng lượng cho con người: than, củi, xăng, dầu,..
· Gói làm lạnh khẩn cấp (cool park). Khi dùng cần bóp thật chặt, tinh thể NH4Cl nhào trộn với nước. Gói làm lạnh nhanh, giúp giảm đau, hộ trợ chấn thương hiệu quả,
· …
- GV dẫn dắt vào bài mới: Phản ứng kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt năng có rất nhiều ứng dụng, vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta đi sâu về bản chất hóa học của những phản ứng này. “Bài 13. Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phản ứng tỏa nhiệt
a) Mục tiêu: HS nhận xét được sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng và môi trường xung quanh. Qua đó trình bày được khái niệm phản ứng tỏa nhiệt.
b) Nội dung: HS làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi trong sgk và hình thành nên kiến thức.
c) Sản phẩm: Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt và kết quả của thí nghiệm 1, đáp án cho câu hỏi 1, 2, luyện tập sgk trang 81.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu video hàn tàu, giới thiệu phản ứng nhiệt nhôm để mở đầu cho hoạt động 1 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 sgk trang 80. https://www.youtube.com/watch?v=E6UDKulryZ8 - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 nêu dụng cụ, thiết bị, hóa chất và các bước tiến hành thí nghiệm: Sự thay đổi nhiệt độ khi vôi sống phản ứng với nước. - GV yêu cầu nhóm HS nhận bộ thí nghiệm và thực hành làm thí nghiệm theo sự chỉ dẫn của GV. Trong quá trình thí nghiệm HS quan sát và ghi nhiệt độ và bảng sau:
- Sau khi làm thí nghiệm, GV yêu cầu nhóm HS trả lời câu hỏi 2 sgk trang 81 và rút ra kết luận phản ứng tỏa nhiệt là gì? Trả lời câu luyện tập sgk trang 81. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Phản ứng tỏa nhiệt - Trả lời câu hỏi 1 sgk trang 80:
Phản ứng cháy mãnh liệt và tỏa nhiệt rất cao, tăng nhiệt độ của phản ứng làm nóng chảy kim loại. Thí nghiệm 1: Sự thay đổi nhiệt độ khi vôi sống phản ứng với nước. Dụng cụ và thiết bị: Cốc chịu nhiệt 50 ml, cân, nhiệt kế, đũa thủy tinh, giá đỡ nhiệt kế. Hóa chất: Vôi sống (CaO), nước cất. Các bước tiến hành: Bước 1: Cho khoảng 25 ml nước cất vào cốc chịu nhiệt, đặt bầu nhiệt kế vào trong long chất lỏng (hình 13.2a), ghi nhận giá trị nhiệt độ. Bước 2: Cân khoảng 5g CaO. Cho nhanh CaO vào cốc, bắt đầu bấm giờ và ghi nhân nhiệt độ, đồng thời dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ (hình 13.2b).
Bước 3: Ghi nhận giá trị nhiệt độ sau 2 phút. - Trả lời câu hỏi 2 sgk trang 81: Hiện tượng xảy ra: CaO tác dụng với nước, tan một phân và phản ứng tỏa nhiệt. PTHH: Ghi nhận sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian phản ứng:
Kết luận: Phản ứng xảy ra có sự tăng về nhiệt độ Giải thích: Phản ứng tỏa nhiệt, tạo hỗn hợp màu trắng. CaO tan dần trong nước. => Kết luận: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường. - Trả lời câu luyện tập sgk trang 81: · Hiện tượng khi đốt cháy than: Than cháy đỏ, tỏa nhiệt mạnh. · Hiện tượng khi đốt ethanol: Ngọn lửa xanh và tỏa nhiệt. Nhiệt độ môi trường xung quanh tăng lên Cả 2 quá trình đều xảy ra đến cùng và tỏa nhiệt mạnh. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án