Soạn giáo án hóa học 10 chân trới sáng tạo Bài 2: thành phần của nguyên tử (5 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hóa học 10 Bài 2: thành phần của nguyên tử (5 tiết) sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 2: THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ (5 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

·      Trình bày được thành phân của nguyên tử.

·      So sánh được khối lượng của electron với protonvà neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước của nguyên tử.

2. Năng lực

Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động. tích cực tìm hiểu về cầu tạo nguyên tử

·      Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử đụng ngôn ngữ khoa học để điển đạt về thành phân của nguyên tử (các loại hạt cơ bản tạo nên hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử, điện tích và khối lượng mỗi loại hạt); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

·      Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực riêng:

·      Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được thành phân nguyên tử (các loại hạt - cơ bản tạo nên hạt nhân và lớp vở nguyên tử, điện tích và khối lượng mỗi loại hạt).

·      Tìm hiểu thể giới tự nhiên đưới góc độ hóa học: Nêu và giải thích được các thí nghiệm tìm ra thành phân của nguyên tử.

·      Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước của nguyên tử.

3. Phẩm chất

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

·      Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.

·      Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.    Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT,...

2.    Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Sử dụng những câu hỏi gợi ý để giúp HS tiếp cận đến vấn đề của bài học.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học và dẫn dắt vào bài..

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Để nhìn được các vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy thì các nhà khoa học dùng thiết bị gì?

- Làm thế nào để có thể phát hiện ra những vật thể rất nhỏ mà kính hiển vi quang học không nhìn thấy được?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy, các nhà khoa học có thể dùng kính hiển vi để quan sát, tuy nhiên để phát hiện ra những vật thể vô cùng nhỏ bé như nguyên tử thì không thể dùng kính này được. Vậy các nhà khoa học đã phát hiện ra nguyên tử và các hạt cấu tạo nên nguyên tử như thế nào, ta cùng tìm hiểu: bài 2. Thành phần của nguyên tử.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Thành phần cấu tạo của nguyên tử.

a) Mục tiêu: mô tả được môm hình nguyên tử, nêu được thành phân nguyên tử theo mô hình này.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh và video để trả lời các câu hỏi và kết luận về cấu tạo nguyên tử.

c) Sản phẩm: Lịch sử quá trình tìm thấy nguyên tử và thành phần cấu tạo nguyên tử, đáp án câu 1 sgk trang 13.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS dựa vào sgk và trả lời câu hỏi:

+ Ai là người đầu tiên tìm ra nguyên tử? Tìm ra ở khoảng thời gian nào? Ông có chứng minh được nguyên tử có thật không?

+ “Atomos” theo tiếng Hy Lạp nghĩa là gì?

+ Đến khoảng thời gian nào các nhà khoa học mới chứng minh được nguyên tử là có thật.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, trả lời câu 1 sgk trang 13.

 

=> GV yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu tạo của nguyên tử.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, phần thuyết trình thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Thành phần cấu tạo nguyên tử.

+ Democritus là người đầu tiên tìm ra nguyên tử vào khoảng 400 năm TCN. Ông chỉ đưa ra quan điểm và khái niệm về nguyên tử, không chứng minh một cách khoa học được nguyên tử là có thật.

+ “Atomos” nghĩa là không thể phá hủy, không thể chia nhỏ hơn được nữa. => Nguyên tử vô cùng nhỏ bé

+ Đến cuối thế kỉ XIX, các nhà khoa học chứng minh được sự tồn tại của nguyên tử bằng thực nghiệm.

- Trả lời câu 1 sgk trang 13:

Nguyên tử gồm có proton, neutron và electron.

 

 

 

 

 

 

 

=> Kết luận: Nguyên tử gồm hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 10 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác